Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Test link

Để nhà tuyển dụng quản lý quỹ thời gian hiệu quả xử lý khủng hoảng doanh nghiệp

 Có rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ chối nhận trách nhiệm cho những sai lầm mà họ mắc phải. Nhưng bạn có biết đằng sau hành động này lại gây ra những tổn hại không ngờ đến: đánh mất uy lực của người sếp, khiến nhân viên mất niềm tin, không còn nhận được sự kính nể...

Để nhà tuyển dụng quản lý quỹ thời gian hiệu quả xử lý khủng hoảng doanh nghiệp

Một khi đã ra quyết định thì hãy tự tin thực hiện, và nếu có thất bại thì cũng phải dũng cảm đứng ra nhận và hứa sẽ khắc phục trước toàn thể nhân viên. Đó chính là cách ứng xử đúng đắn mà các nhà quản lý nên làm nếu không muốn cấp dưới coi thường.

Không giữ lời hứa

Nhà quản lý không biết giữ lời hứa có thể đẩy nhân viên đi bất cứ lúc nào bởi nếu bạn là người luôn đề cao việc thực hiện những gì đã nói dù trong bất cứ trường hợp nào thì nhân viên sẽ tôn trọng họ và thấy bạn đáng tin cậy. Nhưng khi thất hứa, thì nhân viên sẽ nhìn các nhà quản lý bằng ánh mắt khác, họ thấy nhà quản lý là người vô cảm và không đáng để tôn trọng.

Quên rằng giao tiếp là một con đường hai chiều

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ là những người có khả năng giao tiếp tuyệt vời mà không nhận ra rằng họ chỉ giao tiếp theo một hướng. Họ cho rằng bản thân có thể tiếp cận tốt với tất cả mọi người mà quên mất rằng việc lắng nghe những ý kiến, chia sẻ của nhân viên cũng vô cùng quan trọng.

Nếu nhân viên không được tự do nêu ra quan điểm, phản hồi và không nhận được sự thấu hiểu từ sếp của mình sẽ khiến họ cảm thấy hoang mang và không biết mình sẽ làm gì tiếp theo, những gì họ đã và đang làm sẽ được công nhận cho việc đề cử thăng chức hay đứng trước khả năng bị sa thải.

Do đó, để khiến nhân viên yên tâm làm việc, bạn không chỉ giỏi giao tiếp mà còn phải học kỹ năng lắng nghe từ người khác bởi giao tiếp chính là con đường hai chiều.

Không sa thải những nhân viên yếu kém

Một tổ chức tồn tại những nhân viên yếu kém sẽ khiến cho các thành viên còn lại cảm thấy bất bình và chán nản. Là người đứng đầu, ngay từ khâu chọn người, bạn cần phải hết sức tỉnh táo để nhận diện nhân tài. Trong quá trình quản lý, đối với những người thường xuyên sai phạm, làm việc kém hiệu quả hoặc không có tinh thần hợp tác, hãy đưa ra biện pháp trừng phạt thích đáng. Không được dung túng hoặc bao che cho những nhân viên thân tín, đó sẽ là tiền lệ khiến họ không bao giờ chịu cố gắng và khiến những nhân viên tài năng khác cảm thấy bất công, dẫn đến quyết định nghỉ việc.

Không nâng cao, phát triển môi trường làm việc cho nhân viên

Thay vì đặt ra những mục tiêu ở mức bình thường, hãy đặt ra những mục tiêu yêu cầu nhân viên phải “vươn” tay với, thậm chí là những mục tiêu tưởng chừng như “quá sức” của họ nhằm mục đích để họ được nâng cao, trau dồi kỹ năng và phát triển sự nghiệp hơn nữa.

Một nhà quản lý giỏi sẽ làm mọi thứ trong phạm vi quyền hạn của họ để giúp nhân viên của họ thành công. Bởi lẽ những nhân viên thông minh và có tài năng thấy rằng họ đang làm những công việc tẻ nhạt và quá ư dễ dàng sẽ thường có xu hướng tìm công việc khác khiến họ phải “động não” nhiều hơn.

Khi bạn phạm phải sai lầm trong cách quản lý, bạn sẽ vô tình làm giảm sự hứng thú làm việc của nhân viên.

Không có chính kiến

Giữ vững lập trường và chính kiến của bản thân là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối với các nhà lãnh đạo. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn luôn luôn minh mẫn, tỉnh táo và không bị áp lực. Nếu không có chính kiến rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá, dẫn đến việc điều hành và quản lý nhân viên không hiệu quả, giảm năng suất rõ rệt. Tất nhiên, không có nhân viên nào thích một người sếp như vậy và sẽ sớm chán nản với công việc hiện tại.

Ép nhân viên làm việc quá sức

Bạn nên phân biệt được ranh giới giữa làm việc hiệu quả và làm việc quá sức. Nếu bạn nghĩ rằng ép nhân viên làm càng nhiều việc thì thành quả càng nhiều thì thật sai lầm, điều này chỉ khiến nhân viên thêm chán nản và giảm sút tinh thần nghiêm trọng. Vì vậy, nhà quản lý cũng nên cân bằng khối lượng công việc, thời gian và hiệu suất làm việc của nhân viên để đạt được kết quả tốt nhất. Nên nhớ, đừng chỉ xem nhân viên là cỗ máy kiếm tiền cho doanh của của bạn!

Không lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân viên

Lắng nghe là một kỹ năng quản lý quan trọng mà các nhà lãnh đạo cần có. Đây cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Nếu bạn không học kỹ năng lắng nghe, nhân viên sẽ cảm thấy những ý kiến đóng góp của họ không được tôn trọng. Vì vậy, thay vì chỉ dừng lại ở các bản báo cáo, các cuộc họp tổng kết, nhà quản lý nên thường xuyên có những buổi nói chuyện để lắng nghe những phản hồi và ý kiến đóng góp của nhân viên trong công việc.

Thiên vị giữa các nhân viên

Thiên vị là chuyện xảy ra thường xuyên tại môi trường làm việc. Những nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao hơn chắc chắn sẽ được bạn yêu thích hơn, nhưng cũng đừng quá ưu ái họ mà bỏ quên các nhân viên khác. Muốn là một người lãnh đạo tốt, bạn nên đề ra các chính sách thưởng – phạt rõ ràng trong công ty, ai làm tốt thì sẽ được hưởng những quyền lợi đúng như quy định, ai phạm lỗi sẽ phải chịu phạt. Như vậy sẽ đảm bảo không ai nhận được sự ưu ái hoặc bất công quá mức.

Quy trình tuyển dụng không rõ ràng

Xây dựng một quy trình tuyển dụng chặt chẽ là yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng cần phải thực hiện. Điều này giúp cho doanh nghiệp tìm được những ứng viên phù hợp nhất với mục đích kinh doanh của họ. Tuy nhiên, một quy trình tuyển dụng quá dài, phức tạp, yêu cầu quá cao thì chỉ khiến các ứng viên chán nản và “bỏ chạy”. Hãy lập kế hoạch rõ ràng trong các bước tuyển dụng của công ty. Bạn có thể đưa ra nhiều vòng phỏng vấn để kiểm tra trình độ các ứng viên nhưng phải hợp lý với yêu cầu và mục đích đã đề ra.

Thời gian phản hồi quá lâu

Để đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn cho công ty thật sự không dễ dàng, bạn cần phải xem xét nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, đừng để quy trình này kéo dài quá lâu, bạn có thể “đánh mất” những ứng viên tiềm năng đấy! Vì khi tìm việc, ứng viên thường sẽ ứng tuyển nhiều công ty khác nhau, nên hãy cố gắng thông báo ngay cho họ biết khi bạn có quyết định cuối cùng.

Đưa ra mức lương quá thấp

Một mức lương hấp dẫn luôn là “lời mời gọi” đối với các ứng viên. Vì thế, bạn nên xem xét đưa ra mức lương phù hợp với vị trí mà bạn đang tìm kiếm. Không những thế, bạn cũng nên tham khảo thị trường tuyển dụng để có thể đưa ra được mức lương cạnh tranh nhất nhằm thu hút thêm nhiều hồ sơ ứng tuyển. Và đặc biệt, nếu bạn cảm thấy đây là ứng viên tiềm năng, hãy đàm phán để có thể đưa ra được mức lương xứng đáng với trình độ của họ.

Không có các chính sách đãi ngộ và lộ trình thăng tiến

Ngoài mức lương, chính sách đãi ngộ và lộ trình thăng tiến cũng là điều mà ứng viên hiện nay quan tâm. Công ty cần phải có bảo hiểm y tế và xã hội; các loại phụ cấp hoặc lợi ích phụ trợ như: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, quà tặng sinh nhật – ma chay – hiếu hỉ, du lịch hàng năm… ; các chế độ nghỉ bệnh – nghỉ phép – nghỉ việc đúng như luật quy định; tổ chức các đợt huấn luyện kỹ năng, đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ...

Hãy đảm bảo rõ ràng trong các chính sách này, đôi khi mức lương bạn đưa ra có thể thấp hơn một chút so với thị trường nhưng nhờ vào các đãi ngộ này mà ứng viên sẽ xem xét có nên đầu quân về công ty của bạn hay không.

Khi bạn giữ vai trò là nhà tuyển dụng, việc giám sát và đảm bảo hiệu quả công việc của cá nhân lẫn bộ phận nhân sự là không hề đơn giản. Bạn sẽ đau đầu với các vấn đề phân chia quản lý quỹ thời gian, xử lý các công việc như thế nào cho hợp lý, việc nào cần thực hiện trước. Hãy tìm hiểu các mẹo quản lý thời gian cho nhà tuyển dụng dưới đây để làm chủ được thời gian của bản thân, từ đó hoàn thành công việc một cách dễ dàng, hiệu quả.

Xác định mục tiêu công việc

Xác định mục tiêu là cách quản lý thời gian khoa học nhất. Bạn cần xác định rõ những việc nên và không nên làm. Khi đã có mục tiêu rõ, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những kế hoạch của mình. Ngoài ra, bạn cần lên một lịch trình cụ thể cho những công việc phải hoàn thành. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.

Lập kế hoạch cụ thể cho ngày làm việc

Sau khi xác định được mục tiêu công việc, để tiết kiệm thời gian, bạn nên có một thời gian biểu cho từng công việc như: Xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu.

Hãy tự đặt ra cho bản thân deadline phải hoàn thành công việc và cố gắng tuân thủ đúng theo kế hoạch. Luyện tập được thói quen như vậy sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Thường xuyên kiểm tra email

Việc thường xuyên kiểm tra email sẽ đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quan trọng nào trong ngày cần phải nắm bắt. Sau khi kiểm tra email, hãy liệt kê những việc mà bạn phải làm, xem xét mức độ quan trọng và thực hiện trước. Tiếp theo, bạn nên đánh dấu lại và làm ngay để đảm bảo bạn có thể hoàn thành đúng thời gian, sau đó hãy làm những việc còn lại.

Chẳng hạn như một số ứng viên sẽ phản hồi với bạn qua email, từ đó bạn có thể lên lịch phỏng vấn một cách hiệu quả và chính xác nhất được các nhà tuyển dụng chào đón . Không chỉ nhận email từ ứng viên, bạn còn nhận email từ các lãnh đạo cấp cao, hãy thường xuyên check mail để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào.

Tập trung vào công việc

Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó, bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Đặc biệt là khi làm việc trong lĩnh vực nhân sự, bạn sẽ phải nhận rất nhiều cuộc điện thoại cũng như lịch hẹn phỏng vấn, chính vì vậy bạn phải có sự tập trung cao để đảm bảo rằng công việc của mình không bị xao nhãng vì bất cứ tác động nào từ bên ngoài. Bởi khi tập trung bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc và có thời gian cho việc khác.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Giao tiếp hiệu quả là kỹ năng bắt buộc đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào, từ việc quản lý và giao nhiệm vụ cho nhân viên, đến việc thuyết phục các nhà đầu tư hoặc đối tác tiềm năng để hỗ trợ cho tổ chức. Một nhà lãnh đạo giỏi phải có khả năng truyền đạt đúng suy nghĩ của họ và truyền cảm hứng cho mọi người.

Chính vì thế, việc tự rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn hoàn thiện chính mình trong vai trò một nhà lãnh đạo. Một người sếp như thế chắc chắn sẽ được nhân viên tín nhiệm, và hiệu quả kéo theo đó là nhân viên sẽ không bỏ bạn mà đi với lý do “hành vi và thái độ quản lý nghèo nàn”.

Học cách lắng nghe

Ngoài việc có kỹ năng giao tiếp tốt, một nhà lãnh đạo cũng cần phải biết “lắng nghe”. Cách dễ dàng nhất để xây dựng lòng tin với người khác là thể hiện sự quan tâm đến họ bằng cách lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh.

Biết cách lắng nghe người khác sẽ giúp bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.

Có tinh thần trách nhiệm

Không ai có thể tránh khỏi những sai sót thường ngày, đặc biệt là trong công việc. Cho nên, khi bạn làm sai một điều gì đó, đừng cố bào chữa, đừng cố tình bỏ qua hay đổ lỗi cho người khác. Hãy thẳng thắn nhìn nhận vào vấn đề và chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm và tự rút ra bài học cho bản.

Điều này sẽ giúp cho bạn nhận được sự tin tưởng, tôn trọng từ nhân viên của mình. Cũng như khi tham gia vào một dự án, nếu là người có trách nhiệm, bạn sẽ theo đuổi đến cùng, khi chắc chắn mọi việc được hoàn thành mà không có sai sót nào.

Khả năng tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi người chúng ta trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người lãnh đạo. Vì chính nó sẽ đáp ứng những thách thức luôn xảy ra, giúp chúng ta vượt qua lối mòn trong suy nghĩ, hành động để hướng đến những giải pháp mới mẻ.

Hãy luôn tư duy và thay đổi cách làm việc để đạt được hiệu quả cao. Nhưng việc đầu tiên bạn nên làm đó là tập trung vào những gì mình có và sau đó tạo ra sự khác biệt.

Biết chia sẻ

Mặc dù công việc lãnh đạo sẽ khiến cho bạn bận rộn cả ngày nhưng hãy cố gắng sắp xếp một khoảng thời gian để tham gia vào các hoạt động xã hội, các tổ chức tình nguyện, dự án thiện nguyện. Những hoạt động này sẽ giúp bạn có cái nhìn về sự sẻ chia, yêu thương trong chính cuộc sống của mình.

Nhân viên thường được ví như là “xương sống” của công ty, nếu họ không thực hiện trách nhiệm của mình một cách đúng đắn thì sẽ kéo toàn bộ công ty đi xuống. Là nhà tuyển dụng, bạn phải thật sự chuyên chú vào nhiệm vụ của mình để không dẫn đến những quyết định sai lầm và thuê về những ứng viên thiếu độ cam kết. Vì thế, tìm ra ứng viên ưu tú và phù hợp với doanh nghiệp là vấn đề luôn được chú trọng.

Có trình độ học vấn tốt

Một ứng viên xuất sắc thường có trình độ học vấn tốt và rõ ràng. Trong thời đại ngày nay, kiến ​​thức lý thuyết cũng quan trọng như kiến thức thực tế. Đa số những người có học lực và điểm số cao thường sẽ là người chăm chỉ, thông minh cũng như tận tâm. Dù đây không phải là yếu tố quyết định tất cả nhưng sẽ giúp bạn chọn lọc ra những nhân viên thật sự ưu tú cho doanh nghiệp. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ lưỡng những ứng viên có nền tảng học tập tốt khi bạn tuyển dụng.

Ham học hỏi những điều mới

Những ứng viên có năng lực luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới và thậm chí thử sức với những công việc khác nhau. Nếu bạn đang có ý định tuyển dụng các ứng viên mới cho công ty của mình, hãy đảm bảo rằng đó là một người làm việc nghiêm túc và tận tâm với công việc. Mong muốn học hỏi và khao khát kiến ​​thức là điều rất khó tìm thấy hiện nay, cho nên khi tìm thấy ứng viên có những tố chất này thì hãy “chiêu mộ” ngay nhé!

Tạo ấn tượng mạnh mẽ với bạn

Đừng bỏ qua những ứng viên có khả năng tạo ấn tượng mạnh mẽ và để lại dấu ấn trong tâm trí bạn. Ví dụ như: ứng viên có lập trường vững chắc, ứng viên có kinh nghiệm tốt, ứng viên có thể xử lý tình huống khi phỏng vấn vô cùng mạch lạc hoặc ứng viên có CV rõ ràng chuyên nghiệp.

Nếu bạn nghĩ rằng họ thực sự nổi bật, thì hãy tiếp tục những bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng để có thể chọn ra được người phù hợp cho công ty.

Có tầm nhìn cho công ty

Khả năng nhìn xa và trông rộng giúp chúng ta suy xét mọi hậu quả lâu dài trong các quyết định của mình, bao gồm cả việc cân nhắc từng lời nói, hành động, suy nghĩ. Các công ty nên tuyển dụng những người có ước mơ lớn và sẵn sàng lao động để biến giấc mơ đó thành hiện thực. Vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy ai đó là một người có tầm nhìn, hãy cho họ cơ hội làm việc trong công ty, chắc chắn họ sẽ không làm bạn thất vọng.

Giúp các doanh nghiệp sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả

Tuyển dụng nhân sự là công việc vô cùng quan trọng và luôn cần thiết đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế, nếu bạn biết cách sàng lọc CV ứng viên hiệu quả sẽ làm tăng cơ hội thu hút được ứng viên giỏi đến phỏng vấn và tuyển được người tài “đầu quân” về công ty bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn.

Bước 1: Xem xét cấu trúc hồ sơ

Cách trình bày

Việc xem xét cấu trúc hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên ở tính cẩn thận, ngăn nắp; khả năng tổ chức và bố trí công việc; khả năng diễn đạt thông tin hiệu quả thể hiện qua các tài liệu có trong hồ sơ được sắp xếp theo thứ tự thời gian; CV không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy; thư xin việc ngắn gọn, súc tích đạt được hiệu quả trong việc truyền tải hình ảnh bản thân tới nhà tuyển dụng qua ngôn ngữ viết.

Ngoài ra, tính logic, hợp lý của hồ sơ cũng được thể hiện ở mối liên quan giữa các phần trong hồ sơ. CV của ứng viên tiềm năng và có kinh nghiệm tốt sẽ luôn được trình bày một cách logic và bắt mắt hơn, thông tin trên CV cũng mạch lạc hơn.

Nội dung

Nếu ứng viên trình bày kinh nghiệm chung chung, thì đây là một điểm trừ. Bạn chỉ nên ưu tiên những CV trình bày nội dung chi tiết về công việc đã làm. Vì nếu quá ít thông tin trong CV thì bạn sẽ không có cơ sở để đặt nhiều câu hỏi cho ứng viên.

Một bản lý lịch tốt là bản nêu rõ lịch sử làm việc theo thứ tự thời gian, trong đó nêu rõ ngày bắt đầu và ngày chấm dứt công việc cùng các thông tin để xác minh. Với góc độ là người tuyển dụng, một CV ấn tượng phải biết cách rút gọn được kĩ năng của mình thông qua các hoạt động ngoại khóa. Nếu ứng viên viết CV quá dài thì đó là do ứng viên đang mô tả mà chưa rút gọn kỹ năng. Bạn cũng có thể cho điểm trừ ở trường hợp này.

Bước 2: Lọc các hồ sơ theo các tiêu chí đã đặt ra

Cấp độ ứng viên

Trong giai đoạn này, bạn cần nhận ra những điểm khác biệt giữa các ứng viên như: chất lượng đào tạo mà họ có được hoặc số năm kinh nghiệm làm việc. Ví dụ, vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có bằng đại học, vậy bạn chỉ việc loại tất cả hồ sơ nào không thỏa mãn yêu cầu này. Dĩ nhiên, sẽ có một số trường hợp đặc biệt là ứng viên không thỏa mãn yêu cầu cơ bản này nhưng nội dung trình bày về kinh nghiệm làm việc lại phù hợp với yêu cầu công việc.

Tuy nhiên, cũng chú ý mỗi cấp bậc đều có khả năng nhất định, bạn không nên đòi hỏi CV của ứng viên mới ra trường phải chuyên nghiệp như ứng viên có hai năm kinh nghiệm, nhưng nếu CV của người có hai năm kinh nghiệm mà đơn giản quá thì cũng nên cân nhắc lại.

Kiến thức có phù hợp với trí tuyển dụng của công ty hay không?

Nếu bạn có một CV ưng ý, hãy chú ý phần kiến thức của ứng viên đó có phù hợp với công việc mà bạn cần tuyển dụng hay không.  Một ứng viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng hay tốt nghiệp bằng cấp loại giỏi sẽ có nhiều khả năng thành công hơn một ứng viên tốt nghiệp từ một trường bình thường và bằng cấp loại khá. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, vì khi làm việc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thái độ, kỹ năng mềm, khả năng thích nghi, tiếp thu,… Sau giai đoạn này, bạn có thể mời ứng viên đến dự phỏng vấn để biết rõ thêm về kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn của họ.

Bạn cần nhận ra ngay các dấu hiệu của ứng viên không phù hợp, chẳng hạn như ứng viên không có kế hoạch phát triển nghề nghiệp, không có mục tiêu rõ ràng và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, ứng viên có nhiều khoảng thời gian thất nghiệp, hoặc ứng viên nhảy việc quá nhiều.

Ngoài ra, một số mẹo nhỏ sau giúp bạn sàng lọc hồ sơ nhanh chóng và hiệu quả:

Dành ít thời gian để sàng lọc ra các ứng viên không phù hợp và dành nhiều thời gian đánh giá các ứng viên có nhiều khả năng thành công nhất.

Không đánh giá dựa trên “bề nổi”, nghĩa là sẽ có ứng viên “trông vậy chứ không phải vậy”. Các ứng viên tốt nghiệp từ lĩnh vực kỹ thuật thường không trình bày hồ sơ “mướt mát” như các ứng viên tốt nghiệp từ các ngành xã hội. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ điều cốt lõi là thành tích của ứng viên.

Tránh so sánh các ứng viên với nhau. Điều bạn cần làm là so sánh ứng viên dự tuyển với tiêu chuẩn của ứng viên lý tưởng để tìm ra người phù hợp nhất.

Trong kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro khó lường, công ty càng lớn, thương hiệu càng nổi tiếng đi kèm rủi ro càng cao, vì vậy, việc quản lý và xử lý khủng hoảng doanh nghiệp luôn là mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của các công ty. Mặc dù không ai có thể lường trước được khủng hoảng, nhưng các doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động và sẵn sàng để xử lý những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và để làm được việc này, bạn cần phải biết các loại khủng hoảng thường gặp và hướng giải quyết chúng.

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là khi tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến sụp đổ. Thông thường, điều này xảy ra bởi sự sụt giảm đáng kể nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Trong những trường hợp này, công ty phải tìm cách để trang trải chi phí ngắn hạn ngay lập tức. Sau đó, bạn sẽ cần phải phân tích lại các nguồn doanh thu của mình để tìm kiếm những cách mới nhằm tạo thu nhập dài hạn cũng như tăng tỷ suất lợi nhuận.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm sơn, thi công sơn epoxy, báo giá sơn epoxy, sơn klc, công ty sơn klc, sơn epoxy, thi công sơn klc, sơn chống thấm klc, sơn chống nóng klc, sơn giao thông klc, sơn tàu biển klc, sơn nền nhà xưởng klc, xưởng sơn klc, sơn chống ăn mòn klc, sơn lót klc,sơn nền nhà xưởng, công ty sơn tphcm.

Kim Loan - Chuyên nhận thi công sơn epoxy

Website: https://sonklc.com/

TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...