Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Ủy quyền và giao việc cho những nhân viên gắn bó nhằm giải quyết vấn đề nhanh

 Xây dựng một nền văn hóa vững mạnh và định hình rõ ràng đồng nghĩa với việc giúp cho nhân viên cảm thấy vui vẻ, hài lòng với công việc mà họ đang làm và có mong muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Ủy quyền và giao việc cho những nhân viên gắn bó nhằm giải quyết vấn đề nhanh

Các doanh nghiệp B2C đã khẳng định rằng, những nhân viên gắn bó, cống hiến hết mình cho công ty sẽ có hiệu suất làm việc vượt 202% so với đối thủ. Họ là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khác biệt rõ rệt giữa việc tuyển dụng một người thực sự say mê công việc của họ, muốn mang đến hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp và thuê một người bình thường, ngày ngày đi làm đúng giờ, ra về đúng giờ, không yêu thích hay mặn mà gì với công việc của bản thân mình.

Và trên hết những người đó lại hoàn toàn không có nhu cầu cống hiến năng lực hay mục đích phát triển rõ ràng trong tương lai.

Các vấn đề văn hóa quan trọng nhiều doanh nghiệp đang bỏ sót

Định hướng phát triển văn hóa một cách rõ ràng

Sắp xếp, quản lý văn hóa đó.

Đưa ra các kế hoạch dự án phát triển nền văn hóa để có thể đạt được những kết quả mong muốn.

Tạo ra những bước đệm văn hóa trong thời kỳ chuyển đổi.

Văn hóa vững mạnh sẽ tạo ra một nhóm với các thành viên có cùng tư tưởng, tính cách. Họ sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn để xây dựng và định hình văn hóa. Và điều này là yếu tố để thu hút, giữ chân được những người tài giỏi cho công ty, đồng thời nâng cao những giá trị tốt đẹp của tổ chức và giúp củng cố những giá trị đó thông qua những hoạt động vững chắc của doanh nghiệp.

Hãy kết nối dự án và các đối tượng của dự án

Khi một nền văn hóa không được định hình hay nuôi dưỡng thì có thể tạo ra rất nhiều sự hỗn loạn, những thông điệp tốt và xấu bị lẫn lộn, tuyển dụng nhân sự trở nên yếu kém, mục tiêu và phương hướng hoạt động không rõ ràng. Và tất cả những điều những điều này đều ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ chân nhân viên, khách hàng cũng như là lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một nền văn hóa không dễ dàng bị phá vỡ có thể giúp tạo ra một sự cam kết lâu dài bởi vì khi đó cấp trên và nhân viên đều hướng tới những mục tiêu chung, thấu hiểu và nhận thức rõ ràng về vai trò của họ đối với doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp vững chắc tạo ra niềm tin mạnh mẽ

Niềm tin vững chắc có ảnh hưởng lớn đến hai yếu tố: sự gắn bó và hiệu quả công việc. 

Xây dựng văn hoá tin tưởng là thành phần then chốt trong quá trình phát triển và làm tăng trưởng tuổi thọ cho doanh nghiệp.

Niềm tin và sự trung thành không phải là một chiến lược thứ yếu. Những điều này từ lâu đã được xem như một loại tiêu chuẩn xã hội được các nhà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

Để tạo ra sự tin tưởng vững chắc, các nhà lãnh đạo phải thể hiện các hành động kiên định trước sau như một, bám trụ, theo đuổi mục tiêu đến cùng, và trên hết là phải làm cho nhân viên thấy được sự chăm sóc, quan tâm chân thành từ cấp trên của họ. 

Theo nghiên cứu của tập đoàn Gallup, có đến 87% số nhân viên trên toàn thế giới không cảm thấy muốn gắn bó với công ty mình.

Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đang vướng phải tình trạng này, rất có thể vấn đề xây dựng văn hoá tin tưởng ở những nơi đó đã không hề được quan tâm đúng mực.

Văn hoá doanh nghiệp vững mạnh sẽ thúc đẩy doanh số

Văn hóa của một tổ chức là chuỗi các giá trị, niềm tin đã bén sâu tận gốc rễ. Đây là lý do tại sao điều này lại có ảnh hưởng vô cùng lớn đến hành vi, cách ứng xử, cách quản lý, cách giao tiếp cũng như đối đãi với người khác của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.

Vấn đề xây dựng văn hoá được giải quyết và ổn định sẽ giúp nâng cao sự thấu hiểu cũng như kết nối các thành viên, các bộ phận, phòng ban trong công ty.

Giảm thiểu các vấn nạn đào thải, tuyển dụng vô bổ. Không còn những dự án bị “kéo dài hơi” do thiếu nhân lực, thiếu thời gian. 

Song song đó, văn hoá vững chắc tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tất cả các thành viên trong công ty cảm thấy có động lực, có hứng thú hơn với công việc của mình.

Điều này cũng trở thành một trong những nguyên nhân chính góp phần nâng cao ý thức đạt chỉ tiêu, bứt phá về doanh số cho doanh nghiệp.

Việc bắt đầu mở rộng quy mô cho doanh nghiệp là một dấu hiệu tốt bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tiến đến sự phát triển hưng thịnh hơn, nắm bắt được những cơ hội tốt hơn. Và khi trải qua rất nhiều quá trình tiếp nhận, phát triển và thay đổi, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đang đứng trước nguy cơ bị hòa tan, mai một văn hóa. Vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối mặt là làm thế nào để gìn giữ văn hóa của mình trước tốc độ thay đổi, hội nhập kinh tế? Để giải quyết câu hỏi lớn ở trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 cách hiệu quả để bảo tồn, duy trì văn hóa doanh nghiệp ngay sau đây.

Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng quy trình tuyển dụng chặt chẽ

Thực tế cho thấy một trong những cách tốt nhất để đảm bảo duy trì văn hóa doanh nghiệp chính là nghiêm khắc trong vấn đề tuyển dụng và đào tạo. Các nhà tuyển dụng phải làm việc kỹ càng hơn để chắc chắn rằng nguồn nhân lực mới là những người có đủ phẩm chất, kỹ năng, đáp ứng tối thiểu những yêu cầu cơ bản được đưa ra và trên hết, họ phải là những nhân viên phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển của doanh nghiệp.

Vì giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm ở những cá nhân rời rạc mà nó luôn được ví như một bức tranh lớn. Ở đó, mối quan hệ của cấp trên và cấp dưới hay của từng cá thể đều được sắp xếp, kết nối một cách hợp lý lại với nhau, tạo ra một tổng thể trọn vẹn, vừa vặn. Nếu như có một mảnh ghép quá lớn hoặc quá bé thì sẽ không thể hoàn thiện bức tranh đó được. 

Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách củng cố giá trị doanh nghiệp

Một công ty phát triển dù là theo hướng nào, bằng phương pháp gì thì việc liên tục củng cố các giá trị và tăng cường nhiệm vụ mỗi ngày hay trong quá trình tuyển dụng cũng đều rất quan trọng. 

Khi tạo ra các mục tiêu, các giá trị có thể tiếp cận được và nhìn thấy được thông qua các hoạt động văn phòng thường ngày sẽ giúp khuyến khích tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên. Hãy luôn nói cho họ biết về mục tiêu dài hạn lẫn ngắn hạn của công ty là gì, giúp họ có sự tiếp cận và chuẩn bị đúng đắn nhất cho các dự án quan trọng sắp tới. 

Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách thấu hiểu, công nhận nhân viên

Không có phương pháp duy trì nào tốt hơn bằng cách đặt chính văn hóa doanh nghiệp của mình ở nơi mà mỗi nhân viên có thể nhìn thấy và tiếp nhận nó một cách tự nhiên mỗi ngày.

Đó là lý do vì sao các ban lãnh đạo nên thường xuyên khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt, động viên, khích lệ những ai còn chưa tốt bởi điều này sẽ giúp họ cảm thấy sự cố gắng của bản thân được coi trọng, từ đó họ sẽ muốn gắn bó lâu dài hơn với công ty. 

Nói thì dễ nhưng trên thực tế, đây là cả một quá trình cần nhiều thời gian lắng nghe, thấu hiểu, tương tác, chia sẻ với nhau giữa cấp trên, cấp dưới. Cuối cùng, quả ngọt cho những nỗ lực là tạo ra được mắt xích kết nối mạnh mẽ và duy trì văn hóa tốt đẹp của công ty. 

Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách phát huy những điều tốt vốn có

Với tiêu chí hòa nhập nhưng không hòa tan, ngoài việc gìn giữ văn hóa doanh nghiệp thì các nhà quản trị nên thiết lập một môi trường làm việc tạo cơ hội cho nhân viên phát huy những hoạt động truyền thống của công ty. 

Đây là cũng là một hình thức kế thừa tinh thần trong công tác quản trị từ xa xưa, bởi vì trên tất cả, văn hóa truyền thống mới là thứ phản ánh phần nào sự riêng biệt, độc đáo của một doanh nghiệp. Ví dụ như việc tổ chức ăn mừng vào những ngày lễ lớn, hoặc sắp xếp kế hoạch đi dã ngoại, tổ chức các hoạt động ngoài trời cho toàn công ty. Hãy thêm cả chuyên mục “thứ Sáu năng động” được lên kế hoạch với các trò chơi nho nhỏ bởi vì điều này đảm bảo sẽ đem đến nhiều năng lượng tích cực cho mỗi ngày làm việc của nhân viên. 

Giữ văn hóa doanh nghiệp bằng cách tích cực lắng nghe và phản hồi

Một công ty đang phát triển sẽ luôn cần lắng nghe và ghi nhận những đóng góp của cấp dưới. Khi doanh nghiệp dần dần trở nên lớn mạnh hơn thì đây là một trong những yếu tố then chốt để có thể nhìn ra được những thiếu sót, những điểm chưa tốt trong công tác quản trị, cũng như vận hành công ty.

Từ đó có thể giúp các nhà lãnh đạo thay đổi, sửa chữa kịp thời, góp phần khiến cho doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Những khó khăn trong công tác quản lý, giám sát dự án

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là ở giai đoạn khởi điểm hay đang phát triển vững mạnh đều cũng sẽ gặp những vấn đề khó khăn giống nhau trong công tác quản trị.

Bởi lẽ từ trước đến nay, đối với mỗi dự án được thực hiện đều phải cần có một người quản lý trực tiếp và người này sẽ là người chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên để kịp thời tìm ra phương pháp giải quyết nếu dự án đó gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Việc giám sát trực tiếp như vậy tạo ra không ít phiền toái cho người phụ trách vì độ bất tiện và khó khăn ví dụ như không thể giám sát liên tục, công trình ngắt quãng mà không biết nguyên nhân từ đâu, báo cáo không chi tiết bị sếp khiển trách, đường xá xa xôi, tốn nhiều thời gian công sức nhưng không mang lại hiệu quả quản lý công việc như mong đợi. 

Đối với phương pháp quản lý truyền thống thì những nhân viên hay cấp trên tham gia vào dự án đó đều bị giới hạn nhiệm vụ, không thể tự thay đổi, cập nhật, hay sửa chữa, đóng góp ý kiến nếu cần thiết.

Chính vì lẽ đó, nếu có một khâu của dự án được xử lý hoặc thực hiện chưa tốt thì cả quy trình có thể sẽ bị ngưng trệ cho đến khi tìm ra nguyên nhân của vấn đề.

Nguyên nhân cản trở công tác quản lý, giám sát dự án

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân làm cản trở công tác quản lý, giám sát dự án và sau đây là một số lý do nổi bật nhất.

Vấn đề phân chia công việc không rõ ràng

Người thì ôm đồm quá nhiều việc, người thì không có việc để làm. Điều này dẫn đến việc các nhân viên hay đùn đẩy trách nhiệm, đổ việc cho nhau.

Giữa các phòng ban bộ phận không có sự kết nối, tương tác chặt chẽ khiến xảy ra nhiều mâu thuẫn trong việc thảo luận, nêu ý kiến hoặc làm xáo trộn quy trình. Có những trường hợp các bộ phận không biết chút gì về nội dung công việc khi được bàn giao hoặc thay đổi người quản lý mới.

Nhầm lẫn lịch biểu, thời gian thực hiện hay hoàn thành dự án

Phần lớn các nhân viên công ty sẽ dễ bị rơi vào trạng thái quên việc được giao hay thậm chí… quên luôn những mốc sự kiện quan trọng hoặc những cuộc hẹn với khách hàng. 

Vấn đề sắp xếp, điều chỉnh công việc không hiệu quả vô hình trung gây ra nhiều áp lực cho những cá nhân hoặc những bộ phận đảm nhiệm. Và điều này cũng khiến cho nhiều dự án bị ngưng trệ, trì hoãn.

Leadership là gì?

Leadership là khả năng, kỹ năng lãnh đạo của một người trong việc vận hành một tổ chức. Leader có thể hiểu là trưởng nhóm, lãnh đạo, chỉ huy, là những người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức, tập thể riêng biệt. Đây là quá trình mà cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ tới người khác thông qua hành động và lời nói.

Leader là người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo. Họ cũng là người xác lập ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể và truyền cảm hứng cho tập thể.

Lãnh đạo thể hiện tầm nhìn về mục tiêu chung. Người lãnh đạo sẽ hướng nguồn năng lượng về các cá nhân, những người sẽ hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung. Từ đó giúp tập thể hoàn thành mục tiêu chung một cách xuất sắc theo phương hướng có sẵn.

Những kỹ năng mà nhà lãnh đạo cần phải có

Đưa ra quyết định – kỹ năng mọi nhà lãnh đạo cần có

Việc ra quyết định của người lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo giỏi là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức.

Khi ra quyết định người lãnh đạo luôn phải nhìn nhận và phán đoán về công việc một cách chính xác, xem xét cả những lợi thế và rủi ro phải đối đầu từ đó phân chia công việc hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định còn thể hiện năng lực, trình độ của nhà quản lý. Do đó, để nâng cao kỹ năng này, người quản lý cần nâng cao kiến thức sâu rộng không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn mà ở nhiều lĩnh vực khác cùng và va chạm thực tiễn càng nhiều càng tốt.

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Đây là một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhanh và chính xác của người lãnh đạo.

Mỗi tổ chức, trên từng lĩnh vực khác nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của mình đều ẩn chứa nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Điều quan trọng nhất của các nhà quản lý không phải là tìm cách lảng tránh vấn đề hay không chấp nhận nó mà là biết cách đối mặt với vấn đề, hình thành và phát triển các kỹ năng để tìm kiếm, phát hiện ra các vấn đề và giải quyết vấn đề.

Là người lãnh đạo, bạn cần phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao bằng việc tìm kiếm và tìm kiếm các giải pháp khác nhau, từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Thúc đẩy, truyền cảm hứng cho nhân viên

Động lực là chìa khóa cho nhân viên thành công, nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của họ, hiệu suất làm việc và sự sáng tạo trong công việc.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, động lực sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu cá nhân của mình, tạo tiền đề để nhân viên đó có thể học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân.

Đối với vai trò quản lý, người lãnh đạo không chỉ phải giữ động lực cho bản thân mà còn cần biết cách truyền động lực cho nhân viên của mình.

Theo nghiên cứu của Adrian Gostick và Chester Elton, các nhà quản lý thành công nhất thường xuyên cho nhân viên của họ sự công nhận trong suốt quá trình làm việc. Hãy tạo động lực cho nhân viên bằng cách khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên khi họ làm tốt công việc của mình.

Các nhà lãnh đạo cũng có thể thúc đẩy tinh thần đồng đội bằng cách thường xuyên tổ chức các bài tập xây dựng đội nhóm và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm gắn kết và làm quen với nhau. Điều này khiến nhân viên của bạn sẽ cảm thấy ít bị cô lập hơn và giúp họ cảm thấy gắn bó hơn với các nhiệm vụ của họ.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nên cung cấp cho nhân viên của mình cơ hội phát triển. Bạn có thể tổ chức các buổi tọa đàm hay workshop hàng tháng do chính nhân viên là người thuyết trình để chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn của mình hay thậm chí các sở thích cá nhân khác nhau để khuyến khích văn hóa học tập trong công ty.

Nhà lãnh đạo cần phải có kỹ năng lập kế hoạch

Một bản kế hoạch chi tiết sẽ đưa ra những định hướng cho các nhân viên và xác định biện pháp tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu đó.

Nhà lãnh đạo chính là người lập lên kế hoạch và quyết định đưa kế hoạch áp dụng vào hệ thống của doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch cho phép bạn xác định câu trả lời cho một số quyết định quan trọng nhất trước thời hạn. Bằng cách hiểu những trở ngại phải đối mặt và các công cụ bạn có sẵn, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa hiệu quả.

Trước tiên, bạn cần phải nắm rõ mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, của các phòng ban và đội nhóm. Sau đó sẽ lập kế hoạch dựa trên những nguồn lực có sẵn về con người và ngân sách.

Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến.

Kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả là chìa khóa tăng hiệu suất và chất lượng công việc cho mọi cá nhân đặc biệt là đối với các nhà quản lý.

Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian. Nó giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn.

Xác định mục tiêu là bước đầu khi thực hiện quản lý thời gian hiệu quả. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.

Sau đó hãy liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng và sắp xếp thứ tự ưu tiên. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỹ thời gian của mình.

Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỷ luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và làm theo những quy tắc đó để quản lý thời gian một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình là kỹ năng quan trọng mà một người lãnh đạo cần có. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho nhà quản lý có thể dễ dàng làm việc cũng như trao đổi thông tin với nhân viên của mình.

Bên cạnh đó, đây được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Nếu bạn có ý tưởng nhưng không thể thuyết phục được người khác thì chắc chắn sẽ thất bại.

Bạn có thể tạo các cuộc họp nhóm hàng tuần hoặc hàng tháng để lắng nghe nhân viên của mình nhiều hơn. Khi giao tiếp, hãy cho nhân viên của bạn biết rằng họ quan trọng bằng cách luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ.

Ngoài ra, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của người khác. Bạn có thể hỏi họ cảm thấy thế nào trong cuộc nói chuyện và từ đó thay đổi để cuộc trò chuyện phù hợp hơn.

Kỹ năng ủy quyền và giao việc

Uỷ quyền và giao việc là một trong những kỹ năng mà một nhà lãnh đạo giỏi phải nắm vững. Nếu không có năng lực ủy quyền, bạn sẽ không thể phát huy hết khả năng của bản thân trong vai trò quản lý.

Giao việc và ủy quyền giúp làm tăng năng suất chung do nhiều công việc được thực hiện cùng lúc. Đặc biệt, với các dự án lớn thì sự tham gia của số lượng nhân sự đủ lớn mới có thể hoàn thành trong đúng tiến độ. Đồng thời, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo kiểm soát chất lượng công việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, giao việc và uỷ quyền thể hiện sự tin tưởng mà người quản lý dành cho nhân viên, tạo động lực cho nhân viên, từ đó hiệu quả công việc chung cũng sẽ được nâng cao.

Khi cảm thấy được tín nhiệm, nhân viên sẽ cảm thấy có ý nghĩa và quan trọng với tổ chức hơn, gia tăng cam kết và động lực làm việc của họ. Đây là điều quan trọng để phát triển một tổ chức bền vững.

Bên cạnh đó chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm in ấn cao cấp & giải pháp ngành in. Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành in chúng tôi đã từng thực hiện các dự án trong nước và quốc tế. Các giải pháp in chủa lực: In hiflex, In trên nhựa PVC, In dacal nhựa, in offset và các loại hình in trên nhiều chất liệu.Chuyên in hiflex bình thạnh, công ty in thủ đức, công ty in khánh phương, in hiflex khánh phương, in decal khánh phương, in hiflex giá rẻ khánh phương, in trên nhựa khánh phương, in offset khánh phương, công ty in tphcm.

Website: http://inhiflex.vn/