Nhân sự là đội ngũ quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp là điều mà bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên công tác quản trị nhân sự thường gặp nhiều khó khăn và dẫn đến hậu quả cho việc hoạt động yếu kém của một số thành viên hoặc bộ phận. Do đó, quản trị nhân sự cần phải đi đôi với đào tạo nhân sự và xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua các hoạt động truyền thông, đặc biệt là truyền thông nội bộ.
Quản trị nguồn nhân lực là gì?
Quản trị nguồn nhân lực là tổ hợp nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động công ty, từ đó đem đến hiệu quả trong kinh doanh. Các hoạt động trong quản trị nguồn nhân lực bao gồm lập kế hoạch về công tác nhân sự, thực hiện tuyển dụng, đào tạo nhân lực.
Hoạt động này góp phần thiết lập, duy trì và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức với nhân viên. Chính vì vậy, quản trị nguồn nhân lực cần bám sát vào sứ mệnh, tầm nhìn và phải được triển khai theo chiến lược phù hợp với từng doanh nghiệp và loại hình công ty khác nhau.
Bố trí nhân sự đúng người, đúng việc
Để tạo ra hứng khởi làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài cho nhân viên điều đầu tiên các nhà quản lý cần thực hiện là bố trị nhân sự đúng người, đúng việc. Hãy dành thời gian quan sát để đánh giá năng lực làm việc của từng “cá thể” trong phòng ban để sắp xếp, giao việc cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp tạo động lực, hứng khởi cho nhân viên mà còn giúp nâng cao hiệu quả, năng suất công việc.
Xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi tốt
Song song đó các nhà lãnh đạo hiện nay còn cần xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi tốt nhằm ổn định cuộc sống và mong muốn gắn bó lâu dài cho các nhân viên. Cụ thể:
Cần đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong việc tri trả lương: Đảm bảo mức lương tương xứng với năng lực, phù hợp với xu thế chung của thị trường để hạn chế tối đa tình trạng “nhảy việc” vì lương.
Đánh giá tăng lương theo định kỳ: Để tạo thêm động lực phấn đấu trong công việc doanh nghiệp cũng nên thực hiện chính sách sách đánh giá năng lực, tăng lương định kỳ. Ví dụ: 6 tháng hoặc 1 năm xét tăng lương 1 lần…
Đảm bảo các quyền lợi khác: Các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, thai sản… cũng cần được đảm bảo để nhân viên yên tâm gắn bó lâu dài.
Có chính sách đề bạt – thăng tiến cho nhân viên xuất sắc
Bên cạnh các chính sách phúc lợi tốt nhà quản lý cũng cần hoàn thiện các chính sách đề bạt, thăng tiến cho nhân viên xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần làm việc, tạo động lực gắn bó, duy trì nguồn nhân lực ổn định cho công ty.
Tùy theo quy mô, chiến lược phát triển mà bạn có thể đưa ra các chính sách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng để nhân viên thấy được rằng những cơ hội thăng tiến sẽ luôn mở rộng khi họ làm việc và phấn đấu hết mình tại đơn vị hiện tại. Ví dụ: cứ sau 6 tháng làm việc nhân viên sẽ được đánh giá năng lực, tham gia các kỳ thi sát hạch nội bộ để vươn lên các vị trí quản lý…
Tăng cường đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên
Ngoài điều kiện thăng tiến người lao động hiện nay còn quan tâm đến cơ hội phát triển năng lực bản thân tại cơ quan. Do đó, nhà quản lý nhân sự cần tăng cường các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng cho nhân viên.
Ví dụ: tổ chức các khóa training kỹ năng nghề nghiệp, hỗ trợ học phí tham gia các khóa học… Ngoài mục đích tạo động lực gắn bó cho nhân viên việc tổ chức, tăng cường các khóa đào tạo bài bản, chất lượng còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
Xây dựng môi trường làm việc năng động, thân thiện
Môi trường làm việc tốt, thân thiện, cởi mở cũng sẽ giúp các nhân viên thêm hăng say làm việc và mong muốn gắn bó lâu dài. Vì thế, nhà quản lý cần chủ động xây dựng, cải thiện môi trường làm việc đơn vị mình theo hướng tích cực. Bạn cần tỏ thái độ nhiệt thành, quan tâm hỗ trợ nhân viên trong công việc, quan sát “văn hóa công sở” nếu phát hiện mâu thuẫn nội bộ thì nên tìm hiểu để có thể trở thành “cầu nối” hóa giải, giúp các thành viên “thuận hòa” và tích cực tương trợ lẫn nhau. Tổ chức các buổi “tụ họp” sau giờ làm cũng là cách giúp mọi người có cơ hội trò chuyện, thấu hiểu và đoàn kết hơn.
Quan tâm chăm lo đời sống nhân viên
Bên cạnh đó lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần thể hiện sự quan tâm chăm lo đến đời sống tinh thần của các nhân viên. Ví dụ: Tổ chức sinh nhật, tặng quà dịp lễ tết, thăm hỏi khi ốm đau, trao quà cho con em họ có những thành tích cao trong học tập… Những hành động này tuy nhỏ nhưng đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của lãnh đạo, được xem là “cầu nối” tạo gắn kết và tạo động lực gắn bó, cống hiến cho doanh nghiệp ở nhân viên.
Tùy văn hóa công ty mà nhà quản lý linh hoạt áp dụng những “phương pháp” ổn định nhân sự khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo được các quyền lợi về vật chất và tinh thần cho nhân viên để có họ thể yên tâm gắn bó lâu dài.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY
TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Website: https://maula.vn/
FB: https://www.facebook.com/dongphucgiareSG/
Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc
Bh:
https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2