Content marketing là gì?
Theo Wikipedia, Content marketing (tiếp thị nội dung) là một hình thức tiếp thị. Chúng tập trung vào việc tạo ra, xuất bản và phân phối nội dung cho đối tượng mục tiêu trên online.
Nói theo cách khác, content marketing là một chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số. Chúng thông qua nội dung để tạo ra giá trị thu hút khách hàng tiềm năng trong tương lai. Những nội dung này có tác động đến hành động của khách hàng tiềm năng. Điển hình như mua bán, trao đổi, nhận thức về thương hiệu,…
Bạn phải tạo được nội dung phù hợp và hữu ích đến khách hàng mục tiêu. Những mục tiêu đó luôn là khác nhau tùy từng tệp khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Có thể mang tính giáo dục, giải trí đơn thuần. Hoặc sâu xa hơn là thúc đẩy họ mua hàng, nhận diện thương hiệu. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, nội dung luôn cần một số hệ giá trị cho khách hàng.
Tuy nhiên, việc tạo nội dung là chưa đủ bởi đằng sau chúng là cả một quy trình. Bạn phải có khách hàng mục tiêu, quảng bá nội dung trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội. Mục tiêu cuối cùng của content marketing là phải xây dựng được mối quan hệ khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp. Nội dung của bạn tác động rất nhiều đến việc xây dựng mối quan hệ này. Đó là phải cung cấp được các thông tin có giá trị giúp người tiêu dùng ra quyết định mua hàng thông minh hơn. Quan trọng nhất trong content marketing chính là biến từ khách hàng chưa hề quan tâm sản phẩm thành hành động sẵn sàng mua hàng.
Lấy quy trình làm điểm tựa
Ý tưởng quảng cáo hay và hiệu quả xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Hay nói cách khác, bạn nên lấy khách hàng làm trung tâm trong quá trình viết nội dung.
Tùy vào tình hình thực tế mà mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức tạo ra content marketing khác nhau. Nhưng chung quy lại, hầu hết các copywriter giỏi hiện nay đều theo một quy trình chung, đó là:
- Nghiên cứu: Trước khi viết, bạn phải biết được người đọc mục tiêu là ai; họ đang đối diện với vấn đề gì và đâu là cách truyền tải phù hợp với họ.
- Tìm điểm chung: Sau khi đã nghiên cứu, bạn bắt đầu xác định điểm chung giữa vấn đề của khách hàng và giải pháp công ty bạn cung cấp. Những điểm chung này sẽ là yếu tố cần nhấn mạnh trong bài viết của bạn vì các yếu tố này sẽ thúc đẩy người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, dịch vụ.
- Lên khung ý tưởng và phác thảo nội dung: Bạn có thể áp dụng dụng công thức AIDA: Attention (Sự chú ý), Interest (Sự hứng thú), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động) để phát triển khung sườn nội dung từ các điểm chung vừa tìm thấy. Sau khi hoàn tất, bạn bắt đầu viết nháp.
- Xem lại: Kiểm tra xem bài viết nháp đã thể hiện được đặc tính sản phẩm liên quan đến khách hàng mục tiêu chưa. Bước kế tiếp, bạn hãy nhờ đồng nghiệp đọc lại bài viết để tìm xem có câu nào chưa rõ ý, đoạn văn nào chưa súc tích và có ý tưởng mục tiêu nào đang bị lướt qua không để chuẩn bị đi vào giai đoạn hoàn thiện.
- Hoàn thiện: Dựa vào các phản hồi từ người đọc (các đồng nghiệp trong công ty), hãy hoàn thiện thêm cho bài viết nháp của bạn. Bạn có thể lặp lại bước 4 và 5 cho đến khi thấy tự tin về bài viết.
Kết hợp thêm hình ảnh/video
Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì chữ viết KHÔNG ĐỦ SỨC THU HÚT VÀ THUYẾT PHỤC khách hàng. Đã có không ít các thương hiệu, doanh nghiệp phải kết hợp nhiều yếu tố khác như video hoặc hình ảnh hoặc cả hai để giữ người dùng ở lại kênh truyền thông của mình. Đó chính là chìa khóa cho nội dung quảng bá sản phẩm/dịch vụ thêm sinh động hơn.
- Những báo cáo từ tập đoàn Nielsen Norman luôn dùng hình ảnh để minh họa cho thông tin nghiên cứu thị trường.
- HubSpot sử dụng các biểu tượng cảm xúc (emojis) để gia tăng sự kết nối giữa các platforms của công ty.
- Một nghiên cứu gần đây của platform hỗ trợ tạo video trực tuyến, Animoto cho biết người dùng thích xem video giới thiệu sản phẩm hơn đọc bài viết đến 4 lần.
- Dollar Shave Club là một trong những thương hiệu thành công khi sử dụng video trong marketing. Video của đơn vị này đã thu hút 12,000 khách hàng trong 48 giờ, đạt 4,75 triệu lượt xem sau một năm.
- Biti’s đã sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm Biti’s Hunter qua các MV ca nhạc như Đi để trở về và Chuyến đi của năm, nhanh chóng thu hút lượt view và trở thành một thông điệp của giới trẻ.
“Lấy cắp” ý tưởng từ khách hàng
Sẽ có những lúc những tay copywriter chuyên nghiệp cũng bị “bí” ý tưởng. Và cách để có thể tạo nên một ý tưởng mới của họ chính là “lấy cắp” ý tưởng từ khách hàng vì người duy nhất hiểu rõ khách hàng muốn gì chính là khách hàng.
Các copywriter kỳ cựu sẽ không ngừng thu thập phản hồi, ý kiến từ khách hàng mục tiêu và sau đó "nhào nặn" thành các bài viết đi đúng trọng tâm bán hàng.
Khi nghiên cứu về khách hàng của mình, hãy nhìn vào những vấn đề, ý kiến và cả lợi ích mà họ kỳ vọng ở các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những điều càng được nhiều khách hàng đề cập đến thì bạn càng cần phải đưa vào content marketing để tác động đến hành vi mua hàng của họ.
Bán giải pháp, không phải sản phẩm
Đa phần các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều đang quá tập trung vào tính năng sản phẩm khi soạn Content Marketing mà quên mất rằng, cái mà khách hàng CẦN là GIẢI PHÁP.
Chẳng hạn, công nghệ phía sau TV 4K có thể là một bước tiến vượt bậc, nhưng khách hàng chỉ quan tâm khi xem phim hình ảnh sẽ sắc nét đến mức nào. iPhone X có camera 12 megapixels, nhưng người mua chỉ cần biết camera có thể chụp lại những khoảnh khắc hạnh phúc của họ hoàn hảo đến mức nào.
Bạn có thể cực kỳ tự hào về những tính năng nổi bật của sản phẩm do mình tạo ra, nhưng tất cả người dùng chỉ quan tâm đến việc các tính năng này sẽ tác động đến cuộc sống của họ ra sao. Vì vậy, hãy bán giải pháp, đừng bán sản phẩm.
Sai thì thử tiếp
Những người viết Content Marketing giỏi chắc chắn sẽ có lúc giống như bạn. Họ không biết phải viết như thế nào ngay lần đầu tiên. Và chắc chắn, họ sẽ có lúc sai, nhưng quan trọng là họ biết cách thử lại cho đến khi thành công.
Hãy thẳng thắn nhìn nhận thực tế là chúng ta khó lòng lập được "siêu phẩm" ngay từ bài viết đầu tiên. Vì vậy, bất kể bạn áp dụng chiến lược content marketing nào thì thử nghiệm cũng là yếu tố cần thiết để thành công.
Bạn sẽ phải soạn thử nội dung, đăng tải, đo lường phản ứng rồi điều chỉnh nhiều lần trước khi có thể thoải mái uống cafe, lướt facebook và nhìn lượng tương tác gia tăng. Đừng trông mong sẽ có bước cải tiến vượt bậc chỉ sau một vài lần thử nghiệm riêng lẻ. Đôi khi, thử nghiệm của bạn có thể chỉ giúp gia tăng tỷ lệ tương tác lên 1-2%. Như vậy vẫn là kết quả tốt.
Nhưng nếu bạn có thể lập “siêu phẩm” chỉ sau lần đầu tiên hoặc vài lần thử nghiệm, đừng vội tự mãn mà hãy tiếp tục luyện tập. Có như thế thì tay nghề bạn mới có thể trở nên cứng cáp hơn.
Một ngày không có bất cứ content nào để thử nghiệm nào là một ngày lãng phí. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nỗ lực cải thiện từng sản phẩm truyền thông của mình.
Thực tập, thực tập và thực tập
Trước khi bắt tay và viết, bạn nên dành nhiều thời gian để đọc các trường hợp điển hình, các bài viết chất lượng. Điều này sẽ giúp bạn có được nền tảng về content marketing.
Sau đó, hãy cất các tư liệu đi và bắt đầu viết. Khả năng viết của bạn chỉ thực sự được nâng cấp khi thực tập. Hãy tích cực đăng tải các nội dung thử nghiệm và dõi theo tác động của từng bài viết đến doanh số bán hàng. Những bài học có được từ content thất bại đáng giá gấp trăm lần so với những quyển sách, lời khuyên bạn đọc được.
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2