Càng có tuổi da càng thâm nám, đó vừa là nỗi lo của hầu hết chị em phụ nữ bước vào tuổi 30 và đồng thời cũng vừa là vấn đề thực tế hết sức “nhức nhói”. Vậy có bao giờ bạn tìm hiểu nguyên nhân vì sao càng có tuổi da lại càng dễ thâm nám không?
NGUYÊN NHÂN GÂY NÁM DA THEO TUỔI TÁC
Do lão hoá tự nhiên
Từ năm 25 tuổi trở đi, làn da sẽ bắt đầu đối mặt với quy luật lão hoá tự nhiên với biểu hiện là làn da sần sùi và không còn căng mịn mỗi sáng thức dậy. Bước sang tuổi 30, các biểu hiện này càng lúc lại càng rõ rệt hơn, nào là thâm nám, vết châm chim, nếp nhăn… sẽ ngày một nhiều. Dù có phép màu, chúng ta cũng không thể thoát khỏi quy luật lão hoá bất biến của tự nhiên, chính vì thế, việc bạn có thể làm chính là tìm một cách nào đó để kéo dài thanh xuân, duy trì vẻ đẹp trong dòng chảy của thời gian.
Mất cân bằng nội tiết tố nữ
Việc mang thai, sinh con, mãn kinh và tác động từ bên ngoài như stress… khiến cho nội tiết tố nữ estrogen trong cơ thể bạn có sự thay đổi dẫn đến sự mất cân bằng. Sự thiết hụt này sẽ dẫn đến sự hình thành các mảng nám da, đốm tàn nhang và thâm sạm trên da. Mặt khác, càng lớn tuổi thì hàm lượng estrogen bên trong cơ thể của phụ nữ cũng bắt đầu suy yếu dần, đây là thời cơ tốt nhất để thâm nám xuất hiện trên da. Đấy là chưa kể sự phát sinh của yếu tố di truyền.
Cơ chế bảo vệ da kém dần đi
Làn da của phụ nữ ở tuổi 30 khác hoàn toàn so với làn da của thời 20 tuổi. Lúc này, da không còn sức sống dồi dào cũng như khả năng bảo vệ hoàn hảo như trước, thay vào đó là khả năng bảo vệ da bị giảm dần. Biểu hiện cụ thể nhất là việc da rất dễ bắt nắng và chịu sự tác động của tia UV khiến thâm nám dễ dàng hình thành và biểu hiện rõ rệt trên da.
Độ tuổi sinh nở bị già hóa
Nếu như ở thập niên 90 độ tuổi sinh nở của phụ nữ là từ 20 – 25 tuổi thì đến những năm gần đây, xu hướng kết hôn và sinh con của phụ nữ dần bị “già hoá” và tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ thành thị. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng phụ nữ sinh sản càng sớm (trước tuổi 25) thì tỉ lệ bị nám da càng giảm. Bởi lúc này tế bào mới vẫn được sinh sản liên tục với nhiệm vụ bảo vệ độ đàn hồi của da khiến nám khó có khả năng tấn công hoặc hoạt động mạnh.
Môi trường sống ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm khiến làn da bị “ngột ngạt”, nhất là tình trạng khói bụi ngày một nghiêm trọng ở các thành phố lớn. Hằng ngày tiếp xúc nhiều với khói bụi sẽ khiến da bị bám bẩn, nếu không có một chế độ làm sạch bài bản, da bạn chắc chắn sẽ tích tụ rất nhiều cặn bẩn, lâu dần hình thành mụn và các vết thâm nám.
Thói quen sinh hoạt làm việc không điều độ
Có nhiều lý tưởng sống cho tuổi 30, nhưng không phải phụ nữ 30 nào cũng giữ được cho mình lối sống khoa học và khoẻ mạnh. Cuộc sống hối hả bận rộn chị em phụ nữ không có nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân cũng như chăm sóc sắc đẹp. Vì thế, làn da sẽ ngày càng bị sạm đi, nám và tàn nhang cũng theo đó mà xuất hiện ngày một nhiều hơn.
NÊN ĐIỀU TRỊ NÁM DA THẾ NÀO Ở TUỔI 30?
Cách trị nám da tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên
Một số nguyên liệu có sẵn trong tủ lạnh nhà bạn cũng ẩn chứa nhiều công dụng trị nám bất ngờ:
Dầu dừa: Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E, Phenol và Phytosterol có khả năng chống oxi hóa, tiêu diệt các gốc tự do và ngăn ngừa, ức chế hoạt động của các hắc sắc tố melanin, giúp làm mờ vết thâm nám hiệu quả.
Lá tía tô: Trong tía tô có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, tinh dầu cùng nhiều khoáng chất có tác dụng đẩy lùi các vết thâm nám và làm trắng da hiệu quả.
Lá trầu không: Thành phần của lá trầu không có chứa nhiều protein, chất béo, muối khoáng, chất xơ và carbohydrat có tác dụng hạn chế sự hình thành các hắc sắc tố melanin, giúp điều trị nám da hiệu quả.
Chuối: Trong chuối có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể làm giảm hoạt động của hắc sắc tố melanin, duy trì độ đàn hồi, chống lão hóa và bảo vệ da hiệu quả.
Cà chua: Trong cà chua có chứa nhiều vitamin cực kỳ hữu ích với làn da, đồng thời các nguyên tố vi lượng trong cà chua còn cho khả năng tăng cường sức khỏe và bảo vệ làn da.
Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh có chứa khá nhiều enzym và vitamin cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy lùi nám da hiệu quả.
Điều trị nám da bằng công nghệ hiện đại
Điều trị nám bằng laser là phương pháp sử dụng ánh sáng kết hợp thuốc đặc trị tác động đến các hắc tố melanin ở lớp bề mặt, phân hủy thành những hạt li ti và đào thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên, đồng thời kích thích phát triển các tế bào da mới, cho da sáng mịn hơn, mờ nám khoảng từ 1 đến 2 tuần.
Đây là công nghệ điều trị nám da hiện đại đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy nên giá thành cũng không hề “nhẹ nhàng” với nhiều chị em có mong muốn điều trị nám.
Công nghệ lăn kim tế bào gốc cũng được xếp vào một trong 2 phương pháp điều trị bằng công nghệ hiện đại. Lăn kim là cách làm khá phổ biến hiện nay, và dù có hiệu quả nhất định, nhưng cũng chẳng thể phủ nhận một số trường hợp phải gánh chịu hậu quả vì các cơ sở thực hiện không đảm bảo an toàn.
Lăn kim là dùng bánh lăn nhực chứa nhiều đầu kim rất bén và có kích thước nhỏ để lăn lên da. Trong quá trình lăn, làn da sẽ tiếp xúc với các vết kim này như những vết thương và tạo ra yếu tố làm lành da.
Sử dụng các loại kem trị nám da
Các nguyên liệu tự nhiên thì hiệu quả chậm; soi da bằng laser thì tốn kém, dễ tái phát; lăn kim tế bào gốc lại ẩn chứa nhiều nguy hại, vậy cách duy nhất là việc điều trị toàn diện bằng cách kết hợp giữa thoa ngoài và uống viên uống điều trị từ bên trong.
Muốn tìm được loại kem trị nám phù hợp với làn da bạn cần phải biết được da mình bị nám ở mức độ nào, thuộc loại da khô, da nhờn hay da hỗn hợp… Vì hiệu quả của mỗi loại kem trên từng loại da là khác nhau, có thể phù hợp với người này nhưng với người khác lại không có tác dụng.
4 GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH NÁM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Nám da thường hình thành do nhiều nguyên nhân, ở nhiều độ tuổi. Nhưng đáng chú ý phải kể đến 3 nguyên nhân dưới đây:
1/ Tia UV từ ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím (tia UV). Loại tia này kích thích các tế bào melanocytes - tế bào biểu bì tạo hắc tố nằm phân bố ở lớp đáy của thượng bì, thức đẩy nhanh quá trình hình thành melanin.
Vốn là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể người, nhưng melanin lại được xem là nguyên nhân chính của sự hình thành các vết đốm sậm màu trên da. Khi lượng melanin tăng quá mức do tiếp xúc dưới ánh mặt trời, sẽ dẫn đến nám da, đen da.
Trong thực tế, chỉ cần một lượng nhỏ tia UV cũng đủ khiến nám trở lại cho dù đã mờ đi trước đó. Đây cũng chính là lý do vì sao nám thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè, và nhiều người có nám bị tái nám trở lại.
2/ Thay đổi hormone
Nội tiết tố estrogen được xem là món quà của tạo hóa dành tặng riêng cho các chị em phụ nữ, giúp định hình vẻ ngoài uyển chuyển, mềm mại, hỗ trợ sự phát triển tình dục, sinh sản, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể, lưu giữ canxi trong xương,... tuy nhiên không phải lúc nào hormone này cũng được sản xuất và duy trì ở chế độ ổn định.
Sự rối loạn nội tiết nữ là một trong những nguyên nhân chính làm thay đổi sắc tố da, gây tình trạng nám, sạm đen, tàn nhang, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Phụ nữ mang thai, sau sinh thường có nám. Thuốc tránh thai hoặc thuốc thay thế hormone cũng có thể gây ra nám.
3/ Dùng mỹ phẩm không đúng
Đây là điều dễ dàng nhận thấy và rất phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân là do chị em sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp, không rõ nguồn gốc, gây kích ứng da khiến da bị nám.
4 giai đoạn hình thành nám
Thực tế, trước khi bạn nhìn thấy đốm nám xuất hiện trên bề mặt da, thì chúng đã hình thành dưới da từ rất lâu trước đó. Việc thể hiện lên bề mặt đã là giai đoạn cuối trong chuỗi quá trình hình thành nám.
Có 4 giai đoạn hình thành nám:
Giai đoạn 1: Nám tiền sản sinh
Nám tiền sản sinh là gốc rễ của nám.
Nằm sâu trong lỗ chân lông (lớp đáy của phần thượng bì), tế bào tạo hắc tố sẽ sản sinh ra các tế bào hắc tố con. Sau đó, các tế bào tạo hắc tố con sẽ phát triển thành tế bào tạo hắc tố. Tuy nhiên, dưới tác động của các nguyên nhân nêu trên, tế bào hắc tố con có thể phát triển bất thường, sản sinh dư thừa hắc tố melanin.
Giai đoạn 2: Nám sản sinh
Ở giai đoạn này, các tế bào hắc tố bất thường bị kích thích bởi các nguyên nhân trên sẽ sản sinh ra ồ ạt hắc tố melanin dư thừa, tạo nên gốc nám vững chắc.
Giai đoạn 3: Nám tiềm ẩn
Các melanin dư thừa từ giai đoạn 2 di chuyển dần từ tầng đáy thượng bì lên các lớp trên
Giai đoạn 4: Nám biểu hiện
Melanin dư thừa đi lên và nằm tại lớp sừng của làn da, tạo thành đốm sẫm màu, mắt thường có thể nhìn thấy.
THÂM MỤN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT
Đối với những vết sẹo thâm sâu và rộng, chúng có thể vẫn sẽ hiện hữu trên mặt bạn cả đời, nếu bạn không tìm được một phương pháp đúng đắn và kịp thời. Việc để càng lâu sẽ càng khiến các sắc tố thâm ẩn sâu trong da. Từ đó tạo nên những liên kết chặt chẽ và sau cùng trở thành khối bền vững khó đứt gãy.
Thâm sẹo sau mụn là gì?
Thâm sẹo hình thành sau khi da bị tổn thương, có thể do mụn, nặn mụn, thủy đậu, dị ứng hoặc một số các yếu tố khách quan khác, sẽ để lại vết thương. Khi vết thương tác động đến lớp trung bì hay sâu hơn sẽ sản sinh ra collagen. Từ đó lấp đầy ngay vùng bị tổn thương. Khi tái tạo da non, tế bào da này rất nhạy cảm với tia cực tím, đặc biệt là khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, vùng da bị tổn thương sẽ gia tăng tốc độ sản sinh melanin. Dẫn đến những sắc tố đen gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Nói cách khác, thực chất của thâm sẹo là do hiện tượng PIH tăng (nghĩa là tăng sắc tố da sau viêm và chúng xuất hiện sau khi nổi mụn). Bản chất của hiện tượng này là tăng melanin trên da, những sắc tố melanin quá nhiều sẽ dẫn đến vùng da màu đậm, thâm đen sau khi bị mụn. Ngoài ra, việc nặn mụn sai cách khiến các mạch máu dưới da bị vỡ cũng là nguyên nhân gây hình thành các vết thâm dưới da.
Nguyên nhân vì sao chúng ta trị sẹo thâm mãi không khỏi?
Nếu thâm sẹo của bạn hình thành sau các dạng mụn nhẹ như mụn đầu trắng, mụn cám…, vết thâm sẹo sẽ rất nhạt màu do các sắc tố melanin tăng ít. Lúc này, các phương pháp bằng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, tỏi, hành tây,... có thể sẽ hữu ích. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng mãi nhưng không khỏi mà còn khiến sẹo thâm nặng thêm, rất có thể là làn da bị dị ứng, kích ứng khi dùng không đúng cách; hoặc không kiên trì sử dụng đều đặn trong một thời gian dài.
Nếu thâm sẹo nghiêm trọng hơn do mụn viêm, gồm mụn bọc, mụn mủ, mụn trứng cá dạng nang,..), các loại mụn này được tính như là một dạng nhiễm trùng, vì vậy PIH sẽ tăng cao hơn. Do đó mà các melanin tăng tiết trên da, chúng ăn sâu vào trong biểu bì cũng như trong tầng da sâu hơn, gây ra những vùng sẹo thâm đen rất nặng nề trên khuôn mặt. Từ đó quá trình tự nhiên phục hồi, giảm melanin của làn da là rất chậm. Điều này đồng nghĩa với việc các biện pháp tự nhiên như đắp mặt nạ trị sẹo thâm từ chanh, tỏi,… sẽ không tác động sâu vào bên trong. Trong trường hợp này dù bạn rất kiên trì thực hiện chúng trong thời gian dài nhưng mãi vẫn không khỏi là điều tất nhiên.
Một số sai lầm khi khiến việc điều trị sẹo thâm mãi không hết
- Không có phương pháp giảm mụn từ sớm, khiến mụn bị chai sần hình thành thâm.
- Dùng tay hoặc vật dụng cứng để nặn mụn, nhưng sau cách, khiến các vết sẹo dần trở thành sẹo thâm lâu năm.
- Dùng các sản phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hoặc các sản phẩm trị mụn không phù hợp với loại da. Dẫn đến tình trạng mụn nặng hơn, sưng tấy, viêm nhức. Lâu ngày sẽ trở thành vết thâm sẹo sau mụn.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng không che chắn và dùng kem chống nắng để bảo vệ da. Làm gia tăng tốc độ sản sinh sắc tố melanin gây thâm các vết sẹo.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách, khiến vi khuẩn có cơ hội gây hại cho da. Dẫn đến tình trạng mụn kéo dài và lây lan đến nhiều vùng.
Đâu là phương pháp trị sẹo thâm do mụn hiệu quả?
Để điều trị thâm sẹo sau mụn hiệu quả, đầu tiên cần ngăn chặn chúng bằng cách không dùng tay nặn mụn hoặc sờ lên mặt. Bởi nặn mụn không đúng cách chính là nguyên nhân khiến vùng da xung quanh bị tổn thương, gây nên tình trạng viêm nhiễm và tụ máu dẫn tới thâm sẹo.
Bên cạnh đó, cần bảo vệ làn da cẩn thận trước các nhân tố gây hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn bằng khẩu trang, áo khoác và kem chống nắng có chỉ số phù hợp.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng mụn và thâm sẹo trên da. Do đó, em nên ăn nhiều hoa quả rau xanh, thực phẩm giàu collagen nhằm bổ sung năng lượng thiếu hụt và các dưỡng chất cho vùng da bị sẹo thâm. Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể cũng là việc làm giúp tăng sự đàn hồi, cân bằng độ ẩm và tăng quá trình lưu thông các dưỡng chất dinh dưỡng sẽ có lợi cho quá trình điều trị thâm sẹo.
"QC" Cơ sở may đồng phục giá rẻ uy tín Tp.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Website: https://maula.vn
SP: https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
https://www.heytv.vn/