Tránh lãng phí
Việc quản lý nguồn nhân sự đối phó với một trong những thách thức chính là ngăn cản sự phát sinh chi phí. Điều này có thể thực hiện trong nhiều cách, ví dụ, trong việc chăm sóc sức khỏe và tiền trợ cấp được đề xuất. Nhiều công ty hiện nay đang phát triển những kế hoạch quán ăn tự phục vụ vừa làm hài lòng người lao động và giúp giảm chi phí. Việc quản lý nguồn nhân sự có thể giảm chi phí bằng việc phát triển và quản lý những chương trình đào tạo và đảm bảo những người lao động được đào tạo thành thạo để trở nên hiệu quả trong công việc.
Việc thuê nhân công là một phần rất tốn kém của nguồn nhân sự, và vì vậy việc quản lý nguồn nhân sự nên thực hiện từng bước để bảo đảm tổ chức thuê được đúng người cho công việc ngay trong lần đầu tiên. Tốc độ thay thế công nhân là khái niệm được sử dụng để mô tả việc xuất phát của một người lao động trong hoàn cảnh này.
Việc trao đổi thông tin kém có thể gây ra những hậu quả trong việc lãng phí thời gian và nguồn lực. Chúng ta có thể thông tin tốt hơn bằng việc hiểu biết những kinh thông tin, những tính cách và những phong cách của tất cả thành viên trong tổ chức.
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Sự phát triển công nghệ cũng là một thử thách đối với người quản lý nhân sự. Ví dụ, những người lao động có thể yêu cầu những kế hoạch công việc thay thế bởi vì họ có thể sử dụng công nghệ để hoàn thành công việc tại nhà. Bởi vì, công nghệ là một phần của cuộc sống của chúng ta, người lao động có thể tiêu tốn quá nhiều thời gian trên Internet, tạo nên những thách thức như là sự căng thẳng nơi làm việc và thiếu sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Tình hình kinh tế
Vấn đề kinh tế cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý nguồn nhân sự. Những người quản lý nhân sự, trong bất kỳ tình trạng như thế nào của nền kinh tế, cũng phải lập kế hoạch hiệu quả để chắc chắn rằng tổ chức có đúng số người trong thời điểm thích hợp. Khi chúng ta đối phó với nền kinh tế suy giảm, việc thực hiện theo đúng luật pháp và tình trạng đình trệ sản xuất của tổ chức phải được quan tâm, và trong nền kinh tế tăng trưởng, việc thuê nhân công phải thõa mãn như cầu nội bộ của tổ chức là thực sự cần thiết.
Sự thay đổi của nhân sự
Việc nghỉ việc do sinh nở cũng tạo ra một khoảng trống nơi làm việc, liên quan đến không những số người sẵn có làm việc mà còn ảnh hưởng đến những kỹ năng làm việc cần thiết, gây khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực.
Multigenerational companies hay những công ty có những người lao động với nhiều độ tuổi khác nhau, đều phải tìm ra những phương pháp để thúc đẩy những người lao động, thậm chí những người lao động này có thể có những nhu cầu khác nhau. Người quản lý nhân sự phải ý thức được vấn đề này và lập kế hoạch liên tục cho những thách thức của việc thay đổi lực lượng lao động. Tính đa dạng, đa văn hóa tại nơi làm việc cũng là một thách thức trong việc quản lý nhân sự.
Đạo đức của người lao động
Ngoài ra, đạo đức và việc quan sát những hành vi đạo đức cũng là một sự khó khăn trong việc quản lý nhân sự. Thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức và quan sát những thói quen đạo đức, bao gồm việc phát triển phương pháp thực hiện để đánh giá về tiêu chuẩn đạo đức của những người lao động, là một nhu cầu cần thiết cho mọi thành công trong kinh doanh, với vai trò then chốt của người quản lý nhân sự.
Tuy nhiên, những kỹ năng cần thiết của người quản lý nhân sự chỉ thật sự phát huy hiệu quả trong môi trường tổ chức phù hợp. Ngoài những kỹ năng trên, người quản lý nhân sự còn cần nhiều kỹ năng “mềm” khác. Việc trang bị những kỹ năng là cần thiết nhưng việc vận dụng những kỹ năng đó trong từng môi trường tổ chức riêng biệt mới là điều tối cần thiết.
Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nhân sự giúp họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.
Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Những yếu tố như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp .
Quản trị nhân sự góp phần vào việc giải quyết các mặt kinh tế xã hội của vấn đề lao động. Đó là một vấn đề chung của xã hội, mọi hoạt động kinh tế nói chung đều đi đến một mục đích sớm hay muộn là làm sao cho người lao động hưởng thành quả do họ làm ra, đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người.
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản lý nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2