Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chủ chốt quyết định sự thành bại của cả một doanh nghiệp. Chính vì thế việc quản trị và hoạch định nguồn nhân lực luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vậy nguồn nhân lực là gì?
Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là gì? Nhân lực là gì?
Nhân lực được định nghĩa bao gồm toàn bộ các tiềm năng của con người trong một tổ chức (từ nhân viên cho tới lãnh đạo cấp cao).
Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi cá nhân bao gồm cả thể lực và trí lực.
Thể lực chính là tình trạng sức khỏe, sức lực của người đó, phụ thuộc vào thu nhập, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt, chế độ làm việc…
Trí lực chính là nguồn lực tiềm tàng trong mỗi người bao gồm trí thức, tài năng, năng khiếu của mỗi con người.
Hoạch định nguồn nhân lực là gì?
Hoạch định nguồn nhân lực chính là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó.
Hoạch định nguồn nhân lực bao gồm việc sau:
- Ước tính cần bao nhiêu người có trình độ thích ứng để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra?
- Ước tính có bao nhiêu người sẽ làm việc cho tổ chức?
- Lựa chọn các giải pháp để cân đối cung và cầu nhân lực của tổ chức tại thời điểm thích ứng trong tương lai.
Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực.
Lực lượng lao động có kỹ năng của tổ chức chính là lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình xây dựng các chiến lược nguồn nhân lực và thiết lập các chương trình hoặc các chiến thuật để thực hiện các chiến lược nguồn nhân lực đó.
Do vậy, vai trò của hoạch định nguồn nhân lực chính là giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu công việc.
Cụ thể hơn thì hoạch định nguồn nhân lực giúp cho tổ chức đạt được các lợi ích trực tiếp và gián tiếp sau:
- Chủ động thấy trước các khó khăn và tìm cách khắc phục.
- Xác định rõ khoảng cách giữa tình trạng hiện tại và định hướng tương lai của tổ chức, doanh nghiệp.
- Tăng cường sự tham gia của những người quản lý trực tuyến vào quá trình kế hoạch hóa chiến lược.
- Nhận rõ sự hạn chế và cơ hội của nguồn nhân lực trong tổ chức.
Hoạch định nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến sự hoàn thiện tổ chức và hiệu quả của nó tùy thuộc vào ức độ phù hợp của chiến lược nguồn nhân lực với chiến lược tổng thể của tổ chức, đặc trưng của tổ chức, năng lực của tổ chức, sự thay đổi của môi trường.
Vì lý do trên nên khi ra quyết định hoạch định nguồn nhân lực cần phải quan tâm đến các chiến lược khác của tổ chức như chiến lược tài chính, thị trường, sản phẩm cũng như các thay đổi của môi trường kinh doanh.
Hoạch định nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tổ chức
Hoạch định nguồn nhân lực cũng có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức. Để đạt được mục tiêu trong thời gian dài, mỗi tổ chức phải có một tập hợp những người lao động với kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết, hợp lý với công việc.
Hoạch định nguồn nhân lực cũng là cơ sở cho các hoạt động biên chế nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Ví dụ: Để tuyển dụng những lao động mới, tổ chức doanh nghiệp cần làm rõ các vấn đề bao gồm: loại công việc cần tuyển lao động, số lượng cần tuyển, khi nào cần tuyển…
Hoạch định nguồn nhân lực cũng nhằm điều hòa cho các hoạt động nguồn nhân lực.
Ý NGHĨA CÁC CHỨC DANH CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO LÀ GÌ?
CEO, CFO, CPO, CCO… là những thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Vậy các thuật ngữ viết tắt các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO… có ý nghĩa là gì?
Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam tiếp cận rất nhiều thuật ngữ mới. Các thuật ngữ mới được dùng dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là các chữ cái viết tắt được chấp nhận như những từ ngữ phái sinh cùng tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Việt.
CEO là gì?
CEO là tên viết tắt của Chief Executive Officer, có nghĩa là Giám đốc điều hành (hay tổng giám đốc điều hành,…), là người có chức vụ điều hành cao nhất của 1 tập đoàn, công ty hay tổ chức và là người giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị (HĐQT).
Trong văn hóa kinh doanh, ở một số công ty thì tổng giám đốc điều hành (CEO) cũng thường là chủ tịch hội đồng quản trị. Cá biệt, một người thường đảm nhiệm chức chủ tịch hoặc tổng giám đốc khi một người khác nắm quyền chủ tịch hoặc có thể trở thành giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO). Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn có những sự dính líu đến nhau trong sự quản lý công ty.
Ở một số nước trong Liên minh châu Âu, có hai ban lãnh đạo riêng biệt, một ban lãnh đạo phụ trách công việc kinh doanh hằng ngày và một ban giám sát phụ trách việc định hướng cho công ty (được bầu ra từ các cổ đông). Trong trường hợp này, tổng giám đốc chủ trì ban lãnh đạo còn chủ tịch hội đồng quản trị chủ trì ban giám sát và hai lực lượng này sẽ được tổ chức bởi những con người khác nhau.
Điều này đảm bảo sự độc lập giữa việc điều hành của ban lãnh đạo với sự cai quản của ban giám sát và phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực. Mục đích là để ngăn ngừa xung đột về lợi ích và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân. Luôn có một sự song hành về quyền lực trong cấu trúc cai trị của công ty, điều mà hướng tới một sự biệt lập giữa khối định ra chính sách và khối điều hành công ty.
Nhìn chung, tổng giám đốc được dùng để chỉ người điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Cho đến giờ, người ta chưa có bất kỳ một thước đo nào dành cho CEO. Nói chung là CEO không phải như “Cử nhân”. CEO có thể là một người có học vấn thấp hoặc cao. Tuy nhiên đã là một CEO thì phải am hiểu nhiều vấn đề vì CEO hàng ngày đều phải “va vấp” và giải quyết nhiều thứ chứ không chỉ có kinh doanh.
CFO là gì?
CFO là tên viết tắt của Chief Financial Officer, có nghĩa là Giám đốc tài chính, là một vị trí giám đốc phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai.
CFO có 4 vai trò chính của một CFO bao gồm: steward, operator, strategist and catalyst.
Steward: Bảo vệ và giữ gìn tài sản của công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả và đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.
Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.
Strategist: Có chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.
Catalyst: Duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh gia, chấp nhận rủi ro trong công ty.
CPO là gì?
CPO là tên viết tắt của Chief Product Officer, có nghĩa là Giám đốc sản xuất, là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.
CCO là gì?
CCO là tên viết tắt của Chief Customer Officer, có nghĩa là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO).
Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất,… thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty.
CHRO là gì?
CHRO là tên viết tắt của Chief Human Resources Officer, có nghĩa là Giám đốc nhân sự, là người được cho là “quản lý” và “sử dụng” con người, là người có nhiệm vụ lập ra kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty, cụ thể hơn là tuyển dụng, huấn luyện những người mà họ có thể phát huy tối đa năng lực, tính sáng tạo của bản thân, tạo sự phối hợp để nhân lực trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp.
CMO là gì?
CMO là tên viết tắt của Chief Marketing Officer , có nghĩa là Giám đốc marketing – là một chức vụ quản lý cao cấp, chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty.
Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… Do đặc thù của chức vụ, CMO phải đối mặt với nhiều lĩnh vực chuyên môn phức tạp, đòi hỏi phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn lẫn quản lý. Thách thức này bao gồm việc xử lý những công việc hàng ngày, phân tích các nghiên cứu thị trường kỹ năng, tổ chức và đôn đốc nhân viên thực hiện hiệu quả công tác marketing tại công ty.
CMO đóng vài trò cầu nối giữa bộ phận marketing với các bộ phận chức năng khác như sản xuất, công nghệ thông tin, tài chính… nhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty. Hơn thế nữa, CMO còn là một nhà tư vấn cho CEO trong việc định hướng và xây dựng chiến lược công ty.
Một CEO chuyên nghiệp cần phải nắm vững những chỉ số tài chính
Để trở thành một CEO cần trang bị cho mình nền tảng vững chắc về tài chính nếu muốn phát triển doanh nghiệp đòi hỏi CEO phải giám sát xem xét cẩn trọng các con số tài chính liên quan. Vậy đó là những chỉ số nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này?
Dưới đây là một số thuật ngữ cần thiết mà CEO cần phải hiểu trước khi đi sâu vào các con số và nguyên tắc kế toán quan trọng nhất đối với sự ổn định của doanh nghiệp:
Nợ: Bất kỳ các khoản vay nào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, thường là tiền lãi vay.
Bảng cân đối kế toán: là một bản tóm tắt về tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, còn được coi như là một bản báo cáo về sức khỏe tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh: là một báo cáo tóm tắt doanh thu, hoặc tổng thu nhập của doanh nghiệp, trừ đi giá vốn hàng bán để xác định tổng lợi nhuận. Nó còn được gọi là báo cáo lãi lỗ hay P&L.
Vốn chủ sở hữu: Tiền hoặc tài sản được chủ doanh nghiệp và/hoặc các cổ đông đầu tư và giữ lại
Khoản phải thu: Số tiền doanh nghiệp cho nợ từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ.
Khoản phải trả: Số tiền doanh nghiệp nợ người bán và các nhà cung cấp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền): Một báo cáo tóm tắt lượng tiền mặt ra và vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo này được xác định bằng cách phân tích các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ và hoạt động đầu tư để tính toán lượng tiền mặt hiện tại và dự đoán số tiền trong tương lai.
Chỉ số quan trọng về tình hình kinh doanh
Dưới đây là một số các chỉ số tình hình kinh doanh phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để theo dõi sức khỏe tài chính của doanh nghiệp:
Doanh số bán hàng: Đây là chỉ số đầu tiên của xu hướng kinh doanh. Cho dù đang tăng, đang giảm hay không đổi, chúng vẫn cung cấp một dấu hiệu rõ ràng về chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng phải được xem xét đánh giá kết hợp với kết quả lãi ròng. Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ quá tập trung vào những số liệu ở phía trên của bảng kết quả kinh doanh và sai lầm khi cho rằng doanh số bán hàng vẫn phát triển mặc dù biên lợi nhuận giảm.
Dự báo dòng tiền: CEO nên tính toán dòng tiền dự kiến hàng tuần hoặc hàng tháng; càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển đột biến.
Kỳ trả tiền bình quân: Đây là số ngày trung bình mà doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp của mình.
Số ngày tồn kho bình quân: Đây là số ngày trung bình mà hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua về được giữ ở trong kho trước khi được bán ra.
Hệ số biên lợi nhuận gộp tính theo phần trăm doanh thu: Hệ số này cho biết tỷ lệ giữa giá mà khách hàng trả cho doanh nghiệp so với giá mà doanh nghiệp trả cho các nhà cung cấp.
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm doanh thu: Trường hợp lý tưởng nhất là chỉ số này tăng, mặc dù việc đi ngang cũng có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian. Mặt khác, một sự giảm đi trong chỉ số này có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những tổn thất tiềm tàng trong tương lai.
QUẢN LÝ NHÂN SỰ LÀ GÌ? CÁC CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Quản lý nhân sự là gì? Một nhà quản trị nhân sự được giao trách nhiệm quản lý cả một hệ thống nhân viên của công ty. Vậy công việc của họ phải làm là những gì?
Quản lý nhân sự là gì ?
Quản lý nhân sự là gì? hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một công ty, doanh nghiệp.
Việc quản lý nguồn nhân lực bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Bên cạnh đó, người quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên đạt tiêu chuẩn cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ. Điều này vô cùng quan trọng với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.
Vậy cuối cùng, quản lý nhân sự là gì ? Đó chính là người khai thác và sử dụng nguồn nhân lực trong một công ty, doanh nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Quản lý nhân sự là công việc quan trọng cần có trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng gì kinh doanh.
Các công việc quản lý nhân sự
Các nhà quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong mỗi công ty và doanh nghiệp, vậy công việc quản lý nhân sự bao gồm những việc gì và các vị trí gì?
Giám đốc nhân sự
Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức mà công việc quản lý nhân sự của các bộ phận có thể chồng chéo nhau. Tuy nhiên ở các tổ chức lớn, công việc của giám đốc nhân sự được xác định rõ ràng và có vai trò đặc biệt trong quản lý nhân sự.
Giám đốc nhân sự phải là người có kinh nghiệm quản lý nhân sự cũng như kỹ năng chuyên môn cao. Biết cách xây dựng các kế hoạch tuyển dụng cũng như việc đào tạo và phát triển công tác quản trị nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, giám đốc nhân sự cũng sẽ hỗ trợ cho các bộ phận nhân sự khác về đào tạo nhân viên, phỏng vấn và tiếp nhận, đánh giá nhân sự.
Ở những tổ chức nhỏ, giám đốc nhân sự cũng chính là cầu nối giữa lãnh đạo và nhân viên.
Nhân viên nhân sự
Nhiệm vụ của các nhân viên nhân sự bao gồm việc quản lý các công việc tuyển dụng của công ty ; quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của nhân viên trong công ty; Quản lý công tác đào tạo nhân viên của công ty; Quản lý về các văn phòng phẩm trong công ty; Quản lý chuyện nghỉ phép, nghỉ việc của nhân viên… Nói chung công việc của các nhân viên nhân sự là cực kì nhiều bởi vì công việc này liên quan đến toàn bộ hệ thống cán bộ, nhân viên trong công ty.
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Website: https://maula.vn
SP: https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bh: https://trungdan.com/may-dong-phuc-gia-re-tai-tphcm.html
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2