Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Phân chia trách nhiệm quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

Chức năng quản lý nhân lực trong doanh nghiệp có hai mặt đó là chức năng quản lý và chức năng nghiệp vụ. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng chia lực lượng lao động thành hai loại là nhân viên quản lý và nhân viên nghiệp vụ.



Nhân viên quản lý có quyền hạn nhất định, có thể chỉ huy lãnh đạo một số nhân viên khác, họ làm chức năng quản lý. Nhân viên nghiệp vụ không có quyền hạn như vậy họ phải chấp hành những nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ huy điều hành của người khác, họ làm chức năng nghiệp vụ.



Sự phân chia trách nhiệm quản trị nguồn nhân lực giữa bộ phận chức năng và những người quản lý khác. Quản trị nguồn nhân lực ngày càng có tầm quan trọng trong các tổ chức..

Trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trước hết thuộc về những người quản lý và lãnh đạo ở các cấp, các bộ phận trong tổ chức như Tổng giám đốc, Giám đốc, Quản đốc phân xưởng, Trưởng phòng, ban...

Dù hoạt động ở lĩnh vực nào, đảm nhận vị trí nào trong tổ chức và với một quy mô như thế nào thì tất cả những người quản lý đều phải trực tiếp giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Bộ phận chức năng về nguồn nhân lực của doanh nghiệp có trách nhiệm trợ giúp cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong bộ phận của mình.

Chẳng hạn phòng nhân lực xây dựng các mẫu phiếu để giúp những người quản lý đo lường sự thực hiện công việc của những người dưới quyền, còn việc đánh giá thì được thực hiện bởi chính những người quản lý đó. Nói cách khác, mỗi một nhà quản lý đều là một nhà quản lý nguồn nhân lực.

Mô hình quản lý nhân sự nào phổ biến hiện nay ?

Có hai mô hình quản lý nhân sự phổ biến được áp dụng hiện nay: mô hình quản lý theo chiều ngang – lấy nhân viên làm trung tâm được các công ty startup lựa chọn, trong khi nhiều công ty khác lại lựa chọn mô hình quản lý theo chiều dọc truyền thống – phân cấp quyền hạn rõ rệt theo cấp bậc nhân viên.

Andre Lavoie – CEO đồng thời là nhà đồng sáng lập của ClearCompany, một công ty đi đầu trong việc thu hẹp khoảng cách giữa quản lý nhân sự và chiến lược kinh doanh bằng cách phân bổ công việc cho nhân viên theo mục tiêu chung của công ty – cho biết: “Chúng tôi duy trì một cấu trúc khá "ngang" và cố gắng trao quyền cho nhân viên ở mọi cấp bậc để họ có thể làm việc năng động và độc lập.



Chúng tôi tin rằng sự công khai, minh bạch thông tin giúp nhân viên dễ dàng đưa ra nhiều quyết định chiến lược theo đúng định hướng và dần nâng cao năng suất”.

Tùy theo quy mô, tầm nhìn và đặc trưng văn hóa, ban lãnh đạo sẽ chọn mô hình quản lý phù hợp. Dưới đây là những ưu – nhược điểm của hai mô hình quản lý phổ biến giúp các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn:

1. Đồng đẳng hay phân cấp

Liên quan đến những quyết định mang tính chiến lược, mô hình quản lý theo chiều ngang và theo chiều dọc sẽ được tiếp cận rất khác nhau. Với mô hình quản lý chiều dọc, các quyết định sẽ được thực hiện từ trên xuống dưới theo mức độ quan trọng giảm dần. Mô hình này đặc biệt hiệu quả với những công ty lớn, bởi mọi quyết định sẽ được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng hơn so với việc phải chờ đợi ý kiến thống nhất của tất cả mọi người.

Rophi Studio

Trong khi đó, các công ty quy mô nhỏ hoặc các công ty startup lại lựa chọn mô hình quản lý theo chiều ngang. Những công ty này chỉ có một lớp nhân viên nên mọi người đều có quyền đưa ra quyết định.

2. Xác định rõ ràng trách nhiệm

Vì là áp dụng mô hình chiều dọc – có hệ thống phân cấp dựa trên vai trò và xác định rõ ràng trách nhiệm, nên sẽ không hề có sự mơ hồ hay nhầm lẫn trong việc báo cáo công việc theo cấp bậc. Người lãnh đạo có vị trí điều hành cao nhất, sau đó là những cán bộ quản lý chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát trực tiếp nhân viên cấp dưới.

Báo cáo công việc chính là một trong những nhược điểm của mô hình quản lý theo chiều ngang. Đôi khi, nhân viên không biết mình phải báo công việc cho ai vì quyền hạn và trách nhiệm được phân chia gần như đồng đều trong công ty. Và cũng có thể khiến đối tác/ khách hàng tiềm năng thất vọng vì cảm thấy họ không có nhiều quyền hành.

3. Mức độ minh bạch

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình quản lý chính là mức độ minh bạch trong công ty. Hệ thống phân cấp của mô hình quản lý theo chiều dọc sẽ chia sẻ thông tin dựa từ cấp trên qua các tầng quản lý rồi xuống cấp dưới. Phương thức truyền thông tin này đôi khi dễ gây ra nhầm lẫn, lộn xộn. Do vậy, mức độ minh bạch của công ty hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo.



Tính minh bạch trong tổ chức luôn được đẩy mạnh tại các công ty áp dụng mô hình quản lý theo chiều ngang, là đặc trưng nổi bật của hệ thống quản lý lấy nhân viên làm trung tâm. Việc sắp xếp thông tin và phối hợp làm việc với nhau luôn dựa trên tinh thần đề cao nhân viên.

4. Cảm nhận phân biệt “người trên – kẻ dưới”

“Người trên – kẻ dưới” là cảm nhận của nhiều nhân viên khi làm việc tại công ty áp dụng mô hình quản lý theo chiều dọc, bởi người quản lý và nhân viên được phân chia thành hai cấp bậc khác nhau. Thế nhưng, đây lại là ưu điểm của mô hình này.

Các công ty sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cá nhân nhiều hơn, vì ai cũng mong muốn được lên một bậc thang cao hơn chức vụ hiện tại, đòi hỏi sự cố gắng, tinh thần ham học hỏi, hoàn thành tốt công việc được giao, nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân.

Mô hình quản lý hiện đại loại bỏ cảm nhận đó cho nhân viên bằng cách đề cao trình độ, kỹ năng hơn là sự phân cấp trong hệ thống, nên người quản lý và nhân viên gần như có rất ít khoảng cách với nhau.