Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Những triết lý quản lý nhân sự của người Nhật Bản


Phương pháp quản lý nhân sự hiện đại của Nhật Bản được hình thành trong điều kiện hoang tàn đổ nát sau chiến tranh. Trong điều kiện đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà lãnh đạo là phải khôi phục lại đời sống kinh tế, xã hội và chính trị. Dưới ảnh hưởng của chính quyền Mỹ chiếm đóng các nhà quản lý Nhật Bản đã làm quen với hệ tư tưởng và các phương pháp quản lý nhân sự kinh doanh của Mỹ. Các nhà quản lý nhân sự kinh doanh Nhật Bản đặt ra cho mình nhiệm vụ áp dụng các phương pháp quản lý truyền thống vào điều kiện mới đồng thời kết hợp với lý thuyết và phương pháp quản lý của Mỹ mới học được.



Họ không những áp dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm quản lý trước chiến tranh vào điều kiện mới và tiếp thu có chọn lọc những bài học tốt từ cách quản lý nhân sự của Mỹ để tìm ra con dường phát triển mới mang nét đặc trưng Nhật Bản. Vì thế có nhiều nét đặc trưng cơ bản của hệ thống quản lý của Nhật Bản không có trong mô hình quản lý của Mỹ. Ví dụ như làm việc suốt đời tại một công ty (Hệ thống làm việc suốt đời đã dần được thay thế bằng hệ thống khác mềm mại hơn- sẽ nói ở phần sau), hay như quá trình ra quyết định quản lý là do tập thể. 

Xã hội Nhật Bản là đồng nhất và thấm đậm tinh thần chủ nghĩa tập thể. Người Nhật luôn suy nghĩ cho cả nhóm. Cá nhân mỗi người trước hết là thành viên của nhóm, cá thể là một phần của toàn bộ. Do đó nguyên tắc chủ đạo của quản lý nhân sự Nhật Bản: công việc là hoạt động nhóm. Sự thay đổi phương pháp quản lý của Nhật Bản hiện nay được đặc trưng bởi sự gia tăng tự do lựa chọn quan niệm để thiết lập hệ thống tối ưu, tuy nhiên vẫn không loại bỏ phương pháp quản lý truyền thống.

( xem thêm : may đồng phục )


Đảm bảo việc làm và tạo bầu không khí tin cậy nhau.

Điều này đảm bảo sự ổn định lực lượng lao động và giảm mức độ lưu chuyển lao động. Sự ổn định lao động là một tác nhân kích thích cán bộ công nhân viên, củng cố tinh thần tập thể, hài hòa quan hệ giữa người lao động và lãnh đạo. Người lao động không lo bị đuổi việc, lại có cơ hội được đề bạt vào các chức vụ quản lý nhân sự nên họ càng gắn bó với công ty. 

Chính sự ổn định lao động góp phần cải thiện mối quan hệ giữa công nhân và các cấp lãnh đạo và đó chính là yếu tố cần thiết đề tăng cường hoạt động của doanh nghiệp. Đảm bảo việc làm chính là hệ thống làm việc suốt đời.

Công khai và giá trị của công ty

Khi tất cả các cấp quản lý và công nhân đều xử dụng cơ sở thông tin chung về chính sách và hoạt động của công ty thì sẽ phát triển bầu không khi tham gia và trách nhiệm chung. Chính đều này sẽ cải thiện mối quan hệ tương hỗ nhau và nâng cao năng suất. Trong các cuộc gặp gỡ hay họp hành mà có sự tham gia của các kỹ sự và cán bộ quản lý thì chất lượng sẽ khác hẳn. 

Hệ thống quản lý nhân sự của Nhật tạo ra cơ sở chung hiểu biết các giá trị của công ty như: ưu tiên phục vụ , dịch vụ cho người tiêu dùng có chất lượng; hợp tác giữa công nhân và cơ quan quản lý; hợp tác và giúp đỡ lẫn nhay của các bộ phân phòng ban.


Quản lý dựa trên thông tin

Thu thập số tư liệu và xử dụng chúng một cách có hệ thống để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất và các thông số chất lượng sản phẩm có một ý nghĩa đặc biệt. Trong nhiều doanh nghiệp lắp ráp điện tử người ta áp dụng hệ thống thu thập thông tin, theo đó có thể biết được khi nào chiếc TV đó được bán, ai chịu trách nhiệm về lỗi của bộ phận nào đó trong chiếc TV. Như vậy không phải phát hiện ra người làm sai mà cái chính là phát hiện ra nguyên nhân của sai lỗi, tìm ra cách khắc phục để không bị sai lại trong lần sau.


Quản lý định hướng vào chất lượng

Chủ tịch các công ty và các nhà quản lý thường hay nói đến sự cần thiết của kiểm tra chất lượng.Trong quản lý sản xuất mối quan tâm chủ yếu của họ là nhận được các thông tin chính xác về chất lượng. Họ luôn tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm và công việc được phân công với chất lượng tốt nhất.

Lãnh đạo thường xuyên có mặt tại nơi sản xuất

Để nhanh chóng khắc phục các khó khăn và để kịp thời tác động giải quyết khi chúng xuất hiện. Người Nhật thường bố trí cán bộ quản lý ngay tại nơi sản xuất. Khi giải quyết từng vấn đề sẽ đưa ra những đề nghị những cải tiến nhỏ, lâu dần sẽ tích cóp thành cải tiến lớn. Để làm điều nay người Nhật xử dụng rộng rãi hệ thống hòm sáng kiến và các nhóm chất lượng.


Đảm bảo sạch sẽ và ngăn lắp

Sạch sẽ và ngăn lắp trong sản xuất là một trong các yếu tố quan trọng để hàng hoá của Nhật có chất lượng cao. Người lãnh đạo xí nghiệp cố gắng thiết lập một trật tự để đẩm bảo chất lượng cao cho sản phẩm và nâng cao năng suất nhờ sự sạch sẽ và ngăn lắp. Nhìn chung quản lý của Nhật dựa vào sự cải thiện các quan hệ con người như: sự phối hợp chặt chẽ, định hướng nhóm,chất lượng đạo đức của người làm công, ổn định công việc và sự hài hòa quan hệ giữa công nhân và người quản lý. 


Trong các công ty Nhật Bản có ba bộ phận chủ yếu đó là: quản lý tài chính, quản lý sản xuất và quản lý nhận sự, trong đó quản lý nhân sự là quan trọng nhất. Chức năng của bộ phận này là tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và cất nhắc (đề bạt), tiền lương và bảo đảm xã hội. 

Việc tuyển dụng lao động thường làm vào đầu năm tài chính (tháng 4 hàng năm). Mỗi năm các công ty tuyển dụng khoảng 3-4% số người trong đơn vị với tỷ lệ lưu chuyển lao động khoảng 2-3%. Phụ thuộc vào tính chất ngành nghề mà cách thức tuyển chọn cũng khác nhau. Ví dụ đối với các xí nghiệp luyện kim thì dùng phương pháp tuyển chọn bằng trắc nghiệm và tọa đàm về ba môn: toán, tiếng Nhật và tâm lý, còn đối với các công ty thương mại thì lại đặc biệt chú ý đến các phẩm chất cá nhân của ứng viên.