Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Test link

Chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng và bí quyết khắc phục nhân viên nhảy việc

Để thành công hơn trong việc tuyển dụng, các nhà tuyển dụng cần áp dụng chiến thuật phỏng vấn, bao gồm các kỹ thuật phỏng vấn hiệu quả, các câu hỏi cẩn trọng và các buổi gặp gỡ ứng viên được dàn xếp trước.



Chiến thuật phỏng vấn tuyển dụng cho các doanh nghiệp nhỏ

Chiến thuật phỏng vấn 1: Câu hỏi phỏng vấn tập trung vào kết quả

Mắc một lỗi nhỏ trong tuyển dụng có thể làm mất đi toàn bộ công sức của những thành viên còn lại trong công ty. Những quyết định tuyển người đúng đắn sẽ mang đến sự hào hứng và hiệu quả cho nhóm làm việc. Vì vậy khi tuyển dụng càn tập trung nhiều vào kết quả , thành quả mà ứng viên đã đạt được trước đây. Cần suy xét cẩn thận để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty từ trước tới nay.



Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào kết quả tham khảo, tuy đây là những mẫu câu hỏi cũ nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hữu ích về tính cách, học thức của ứng viên đấy.

– ” Bạn hãy nói cho tôi nghe quá trình nghề nghiệp của bạn, và bằng cánh nào bạn đảm nhận được vị trí A ở công ty cũ”.

– “Theo bạn điểm gì làm bạn nổi bật so với đồng nghiệp của mình?”- Câu hỏi này giúp đánh giá được ứng viên có nhận biết được giá trị khác biệt của bản thân.

– “Điểm mạnh/điểm yếu của bạn”- Hãy đánh giá một cách khách quan nhất khi ứng viên trả lời câu hỏi này.

– “Giám đốc/nhân viên của công ty cũ sẽ nhớ gì về bạn nhất?”- Chắc chắn câu trả lời bạn nhận được chưa phải là chân thành và cởi mở nhất nhưng đây là câu hỏi có thể giúp bạn có được câu trả lời qua phần ngôn ngữ cơ thể của ứng viên.

Chiến thuật phỏng vấn 2: Đánh giá kỹ năng ứng viên

Là một nhà tuyển dụng bạn có thể dễ dàng tìm được những câu hỏi để kiểm tra điểm mạnh/điểm yếu của ứng viên để hỏi. Câu hỏi: ” Bạn đã làm gì giúp công ty tăng doanh thu/giảm chi phí/ tiết kiệm thời gian?” Câu hỏi này bao quát sẽ giúp bạn đánh giá được cách thức làm việc cũng như cách quản lý thời gian của ứng viên. Hãy tập trung nhấn mạnh câu hỏi “giảm chi phí và tiết kiệm thời gian” bởi lẽ họ có thể làm tăng doanh thu nhưng lại tốn quá nhiều thời gian của doanh nghiệp cũng không phải là phương án tốt nhất.

Xem thêm:  viên uống giảm cân

Có một số ngành đặc trưng khi cùng một lúc có nhiều nhân viên ở công ty đối thủ hoặc các công ty cùng ngành đăng ký xin việc thì các chủ doanh nghiệp có thể để các nhân viên đó đánh giá lẫn nhau để tìm ra được một vài nhân viên sáng giá nhất. Tạo một buổi trò chuyện cho các nhân viên trao đổi, trong quá trình đó giám đốc có thể tìm được một vài thông tin như :” Ứng viên biết gì về công ty của bạn?” Tại sao họ lại muốn làm việc tại đây?” Đồng thời thông qua các nhân viên đang làm việc tại công ty, ứng viên có thể cảm nhận được mức độ gắn kết trong công ty và sự nghiêm túc trong công việc sắp tới của họ.

Chiến thuật phỏng vấn 3: Tìm ứng viên có mục tiêu tạo ra kết quả cao

Nếu tìm được một ứng viên xuất sắc mà đúng yêu cầu mà doanh nghiệp đang cần tuyển thì đó là động lực làm việc của nhân viên. Sau tất cả những yêu cầu đầu vào như: thông minh, kinh nghiệm, bằng cấp đều không có ý nghĩa gì nếu ứng viên này không muốn ứng tuyển công việc mới.

Câu hỏi giúp bạn nhận biết điều này là: ” Đâu là thành tựu mà bạn hãnh diện nhất trong sự nghiệp của mình và giúp bạn đạt được vị trí và được công nhận trong công việc”. Những người đưa ra câu trả lời tập trung vào kết quả, thành tựu họ đã đạt được có xu hướng đi tắt qua những nút thắt khó khăn và đến được đích nhanh hơn. Đó chỉ là cách ứng viên nghĩ và trong vai trò một người chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn nên nhận biết ra điểm này của một ứng viên hướng đến kết quả làm việc. Chắc chắn khi chọn những ứng viên này bạn sẽ không phải hối hận với quyết định của mình.

Một điểm nữa là các chủ doanh nghiệp hãy đầu tư thời gian cho một cuộc phỏng vấn bởi vì các ứng viên sẽ có suy nghĩ:” Công ty thật sự nghiêm túc với những trao đổi của mình. Doanh nghiệp biết những gì họ muốn và có kì vọng cao vào vị trí đó.” Đó cũng chính là văn hóa doanh nghiệp mà bạn muốn tạo dựng và duy trì.

Những bí quyết giúp khắc phục tình trạng nhân viên nhảy việc

Hãy quan tâm đến nhân viên ngay ngày đầu tiên nhận việc

Rất nhiều người quan niệm rằng, ngày đầu tiên đến làm việc trưởng phòng nhân sự/ chuyên viên nhân sự chỉ cần dẫn nhân viên mới đi một vòng giới thiệu với các phòng ban trong công ty. Chưa kể tại nhiều công ty nhân viên mới thường được “nhét” tạm vào một chỗ trống nào đó trong văn phòng, phòng hành chính lúc này mới bắt đầu thực hiện công việc của mình: tìm chỗ ngồi, mua máy tính, văn phòng phẩm cho nhân viên… Điều này tạo cho nhân viên mới cảm giác mình không được coi trọng và cách làm của doanh nghiệp là thiếu chuyên nghiệp.



Theo Mary Spencer, cán bộ phụ trách nhân sự tại một công ty thuộc tập đoàn đa quốc gia chuyên về dịch vụ  tư vấn và phát triển nguồn nhân lực tại Anh, việc đón nhân viên mới vào công ty là một công việc vô cùng quan trọng.” Tôi có nghiên cứu một số tài liệu, trong đó nói rằng, ấn tượng tốt đẹp trong ngày đầu tiên làm việc sẽ là một yếu tố giữ chân nhân viên ở lại với công ty sau này. Và việc chuẩn bị đón nhân viên một cách chu đáo sẽ thôi thúc họ cố gắng hết mình để bắt kịp tính chuyên nghiệp của công ty”, Mary cho biết.

Do đặc thù của công ty nên hàng năm công ty của Mary luôn nhận nhân viên mới. Ngay khi có câu trả lời đến làm việc của người được mời, bộ phận nhân sự sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị mọi thứ, từ sắp xếp chỗ ngồi, trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng cần thiết, chuẩn bị in danh thiếp cho nhân viên, tạo hộp thư cá nhân, điện thoại di động cho nhân viên telesale hay những nhân viên mới ở cấp độ phó phòng.

Ấn tượng đầu tiên khi nhân viên đến công ty của Mary là trên bàn làm việc của họ đã để sẵn một lá thư chào mừng của tổng giám đốc, trong đó có nêu rõ tôn chỉ , các quyền lợi cũng như triển vọng, lộ trình công danh khi nhân viên đến làm việc gắn bó với công ty.  Nhân viên mới được phổ biến các nội quy, quy định của công ty cũng như các hướng dẫn khác. “Một khi đã thẳng thắn chỉ cho nhân viên biết điều gì họ được khuyến khích làm, điều gì không nên làm ngay từ buổi đầu tiên, bạn sẽ thấy rằng việc quản lý sau này sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn cho cả công ty và người lao động”. Mary phân tích.

Nhân viên phải hiểu rõ vị trí, công việc của mình

Hãy để nhân viên của bạn biết rằng, nếu họ làm việc tốt họ sẽ được khen ngợi hoặc được xem xét chuyện tăng lương, thưởng hoặc thăng tiến nghề nghiệp. Đừng quá khắt khe khi kiểm soát công việc của họ. Hãy để họ tự thể hiện bản thân theo phong cách của họ, miến là kết quả cuối cùng họ có hoàn thành công việc họ phải làm không.

Xem thêm:  viên uống giảm cân hiệu quả

Hãy để nhân viên mới nhìn thấy sự quan tâm từ bạn

Việc ứng xử với nhân viên là rất quan trọng đối với một nhà quản trị nhân sự. Nhà quản lý giỏi là người biết phát huy mọi năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của các nhân viên. Bên cạnh đó nhà quản lý phải biết đồng cảm và nắm bắt tâm lý của họ.

Để khắc phục tình trạng nhân viên đứng núi này trông núi nọ hãy trở thành một nhà quản lý biết lắng nghe, thường xuyên tham khảo ý kiến của nhân viên, thường xuyên lắng nghe và tham khảo các ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, chia sẻ những thông tin kinh doanh với nhóm nhân viên để họ thấy mối liên hệ giữa công việc của họ với kết quả công ty đang đạt được.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động mang tính chất giải trí tại công ty trong những dịp đặc biệt cũng là cách tạo ra môi trường thân thiện để mọi người có thể thoải mái trong văn phòng và cơ hội để cho các nhân viên có thời gian tìm hiểu về đình và cuộc sống riêng tư của đồng nghiệp.

Trên đây là những kỹ năng không chỉ riêng các nhà quản lý nhân sự mới cần trang bị mà tất cả các nhà làm công tác quản lý nói chung cần phải biết để thúc đẩy, tạo động lực cho các nhân viên cấp dưới cùng đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.
TEAM HEYTv phát triển dịch vụ pr marketing online, quảng cáo website, video clip, content, quay phim, edit video animation...