Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
đồng phục văn phòng đẹp may theo yêu cầu số lượng sỉ lẻ

Những ký năng cần thiết để bạn trở thành người quản lý nhân sự giỏi


Trong nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quảnlý nhân sự đang trở thành một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài.Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những yếu tố để trở thành người quản lý nhân sự giỏi nhé.



Xác định đúng sự quan tâm của nhân viên

Muốn trở thành nhà quản lý nhân sự giỏi, bạn cần hiểu rõ nhân viên của mình muốn gì, thế mạnh của họ là gì điều đó sẽ giúp bạn định hướng đúng mục tiêu cho nhân viên của mình tốt hơn. Giúp họ thực hiện lộ trình công danh nhanh hơn. Khi đã xác định được điều này thì khả năng đạt được công việc mà bạn đề ra cho nhân viên này là rất cao. Họ cũng sẽ nhận thức được rằng mục tiêu chung của tập thể cũng là hướng tới mục tiêu của chính họ.

Điều chỉnh mục tiêu và kỳ vọng kinh doanh

Mọi mục tiêu kinh doanh cũng như kỳ vọng của mọi nhân viên không phải lúc nào cũng được đáp ứng đầy đủ. Là một người đứng đầu bạn cần phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh của cả tổ chức và của chính bản thân nhân viên đó cho phù hợp và khả năng đạt được là cao hơn. Khi đạt được mục tiêu và kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên hơn.

( xem thêm : thiết kế web )

Thường xuyên có những cuộc trao đổi với nhân viên về mục đích tổ chức

Xác định mục tiêu chung của tổ chức, bạn hãy để nhân viên của mình tự đặt ra mục tiêu của họ dựa trên mục tiêu chung. Bởi việc áp đặt mục tiêu cho nhân viên theo ý kiến của bạn nhiều khi sẽ gây phản tác dụng khiến bản thân nhân viên không thoải mái về mặt tư tưởng và nhiều khi còn rất bị động. Dựa trên mục tiêu chung của tổ chức mà bạn đề ra và mục tiêu mà nhân viên thiết lập bạn cũng cần thảo luận lại với nhân viên để có sự điều chỉnh và thống nhất cần thiết các mục tiêu đã định.


Huấn luyện giúp nhân viên hoàn thành công việc

Không phải nhân viên nào và ngay cả chính bạn đã có đầy đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Khi xác định, định hướng mục tiêu cho nhân viên, trong quá trình giám sát nhân viên thực hiện công việc hoặc trong quá trình hỗ trợ bạn cũng cần tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bên trong cũng như bên ngoài tổ chức. Nếu kịp thời được trang bị các kỹ năng cần thiết, nhân viên của bạn sẽ thực hiện mục tiêu công việc tốt hơn.

HÌnh ảnh dưới đây dành riêng cho các nhà quản lý nhân sự giỏi, hãy tự thay đổi bản thân mình để trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt vời trong mắt các nhân viên.

Tận tụy cho công việc

Tận tâm được xem là tố chất đầu tiên mà người làm quản lý, đặc biệt là những nhà quản lý nhân sự. Nhân sự là người chăm lo cho lợi ích của toàn thể nhân viên về các vấn đề như: Chính sách đào tạo, lương bổng, phúc lợi xã hội và cách phải tổ chức bộ máy nhân sự thế nào cho thật hiệu quả .

Bạn cần phải thực sự có trách nhiệm và lòng đam mê với nghề mới có thể làm việc trong lĩnh vực này – một công việc mà bạn đang đại diện, chịu trách nhiệm cho cuộc sống, quyền lợi của rất nhiều người.Hết lòng hết sức, không quản ngại khó khăn để đưa ra nhiều ý tưởng, chính sách có lợi cho người lao động. Hơn nữa nhà quản trị nhân sự cũng cần đặt mình vào vị trí của người lao động để thấu hiểu, đồng cảm từ đó chăm sóc sâu sắc hơn đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của người lao động.


Văn hóa công ty

Một nhà quản trị nhân sự giỏi phải là người nhấm nhuần văn hóa công ty, doanh nghiệp mình. Những chính sách nhân sự mà bạn đưa ra luôn phải phù hợp với văn hóa của công ty, không thể tách biệt. Việc thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.


Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.

Khen ngợi chân thành, nghiêm túc.

Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:  Khen ngay lập tức – Đừng để dành lời khen đó, luôn luôn khen nhân viên đúng lúc họ làm tốt.

Khen cụ thể – ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi được nói chính xác là đã làm tốt cái gì.

Chia sẻ tình cảm – không phải là những gì bạn nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy, hãy khen ngợi nhân viên một cách chân thành.


Giải quyết các mối quan tâm mang tính toàn công ty

Nếu nhân viên chỉ ra một mối lo ngại có thể ảnh hưởng đến nhiều người, hãy đảm bảo rằng nó phải được giải quyết. Nếu một người cảm giác anh ta đang bị quá tải trong công việc, có thể những người khác cũng sẽ thấy như vậy.

Cách hay để đối phó với tình huống này là tổ chức ngay một cuộc họp với đại diện các phòng ban liên quan nhằm thảo luận về văn hóa công ty: Họ muốn cải thiện những vấn đề này ra sao và nhân viên trong nhóm họ có thể thực hiện như thế nào? Hãy xác định rõ ngay từ đầu cuộc họp rằng đây là buổi trao đổi cởi mở, nhân viên hãy tự do nêu lên những bất bình của mình không phải lo sợ về dư âm hay hậu quả.

Nhấn mạnh mục đích thực sự của cuộc họp là tìm giải pháp cho mọi vấn đề, chứ không phải dịp để tìm người sa thải. Cách tiếp cận mang tính tập thể này sẽ khiến nhân viên cảm nhận rằng họ có giá trị và là một phần trong sự phát triển chung của công ty – một sự tự khích lệ tinh thần bởi chính cá nhân.


Tìm hiểu xem nhân viên làm việc vì điều gì

Rất khó để dẫn dắt một ai đó nếu bạn không biết họ bận tâm những gì. Hãy dành thời gian để thấu hiểu nhân viên của mình hơn: Mục tiêu dài hạn và nguyện vọng cũng như vị trí mà họ muốn mong muốn đạt được cho sự nghiệp trong vòng một đến ba năm.

Đôi khi sự thiếu cam kết của nhân viên bắt nguồn từ cảm giác bị đánh giá thấp, hay ngược lại là được giao phó quá nhiều công việc cùng lúc. Cách duy nhất để khắc phục điều này là có sự hiểu biết về những người cùng tham gia. Những thông tin giá trị đó sẽ đảm bảo rằng nhân viên của bạn được phân công vào đúng vai trò và nhiệm vụ.

Cùng nhân viên đặt ra các mục tiêu về hiệu suất công việc

Phác thảo ra các mục tiêu về hiệu suất mà một cá nhân phải đạt được là rất quan trọng. Hãy hỏi nhân viên xem họ muốn cải tiến như thế nào, muốn gặt hái những gì và đâu là những kỹ năng mới cần học hỏi thêm. Mời gọi nhân viên tham gia vào một mức độ cam kết cụ thể sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn và phấn đấu thể hiện tốt hơn.


Đánh giá tóm tắt mục tiêu làm việc của nhân viên

Bạn đừng bao giờ bỏ qua bước này nhé, việc đánh giá tóm tắt mục tiêu của nhân viên sau khi đã có đầy đủ các yếu tố như nguồn lực hỗ trợ, hiểu biết về năng lực của nhân viên sẽ giúp khả năng thực hiện được mục tiêu cao hơn. Nếu mục tiêu không có tính thực tế, hoặc có vấn đề gì đó còn chưa ổn, bạn có thể góp ý bổ sung kịp thời.

Rõ ràng, thiết lập mục tiêu làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp các nhà lãnh đạo và quản lý có thể thực hiện dễ dàng hơn nhiệm vụ của mình. Phương pháp thiết lập mục tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn loại bỏ những phản ứng bất lợi đồng thời phát huy khả năng và sự nhiệt tình công việc của nhân viên.