Quản lý nhân viên hiệu quả là nhiệm vụ hàng đầu của sếp và mang tới nhiều lợi ích cho cả 2 bên. Sếp thành công trong vai trò của mình và nhân viên làm việc năng suất, nhiệt tình hơn. Dưới đây là những yếu tố tạo nên bí quyết đó:
— Xem thêm: May đồng phục giá rẻ tại TpHCM
1. Kỹ năng làm việc nhóm
Thông thường tron phỏng vấn ở bất kì lĩnh vực nào đều đòi hỏi nhân sự có khả năng làm việc nhóm. Vì vậy việc trao dồi kĩ năng làm việc nhóm là không thể thiếu. Đối với người quản lí nhân sự nhất là trong những công ty lớn thì làm việc nhóm san sẻ công việc với nhau đòi hỏi phải có nhiều kỉ năng mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cho nên kỹ năng quản lí nhân sự không thiếu khả năng làm việc nhóm. Bạn cần phải góp phần nâng cao hiệu quả công việc bằng cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ nhân viên trong nhóm hoàn thành công việc, hài hòa vời mọi người và thấu hiểu cách làm việc của họ và tích cực đưa thành tích của nhóm đi lên.
2. Kỹ năng lắng nghe
Một người quản lí nhân sự giỏi phải biết lắng nghe. Lắng nghe giúp thấu hiểu được người khác. Một nhà quản lí phải đi sâu , lắng nghe tìm hiểu mong muốn của nhân viên. Để điều chỉnh, xử lí các mối quan hệ lao động một cách kịp thời trong mọi trường hợp, thậm chí có thể lường trước những biến cố bất ngờ, tình huống cấp bách có thể xảy ra mà điều chỉnh, xử lí cho phù hợp. Tóm lại một trong những kĩ năng quản lí nhân sự cần phải có là kĩ năng lắng nghe.
— Xem thêm: Nhận làm video clip, phim giới thiệu
3. Kỹ năng chuyên môn
Những đặc điểm về các kỹ năng chuyên môn không thể thiếu thiếu với người làm quản trị nhân sự, đó là: dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, đặt câu hỏi phỏng vấn để nhận diện được “bản chất” ứng viên, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ hai chiều, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…
Hãy luôn nhớ rằng, nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.
4. Kỹ năng nhân sự
Bạn phải giỏi về các kỹ năng nhân sự, bao gồm: Chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.
5. Kỹ năng làm việc
Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự đa phần là “lo cho người khác” từ những việc cụ thể như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, người làm công tác nhân sự cần có khả năng phân tích và tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.
6. Kỹ năng giao tiếp
Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thích hợp khi cần thiết
— Xem thêm: Dịch vụ thiết kế web trọn gói
7. Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình
Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục
Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh
Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu những lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống
Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, hay bạn phải rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản lý nhân sự mà tất cả các công việc khác.
8. Kỹ năng thuyết phục
Bên cạnh kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng thuyết phục cũng nằm trong số những yêu cầu cần thiết khi tuyển dụng nhân viên nhân sự.
Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
9. Kỹ năng chuyên môn
Kĩ năng chuyên môn thì không thể thiếu đối với một quản nhân sự. Nếu không có những kĩ năng chuyên môn thì người quản lí nhân sự không thể làm việc thât tốt hoàn thành một khối lượng công việc cực kì lớn đòi hỏi chuyên môn cao. Những kĩ năng chuyên môn cần phải có là dự đoán nhu cầu nhân sự của công ty, tăng cường nguồn nhân lực ở từng bộ phận phù hợp, phát họa chân dụng ứng cử viên phỏng vấn, nhân diện “bản chất”của ứng viên có phù hợp với yêu cầu và đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ hay không? Đào tạo nhân viên mới thích ứng với môi trường làm việc,…
Không chỉ những kiến thức học ở trong trường, nhân viên quản lí nhân sự cần phải tích cực trao dồi kỹ năng chuyên môn, nâng cao trình độ năng lực để tăng hiệu quả công việc và thích ứng với môi trường làm việc áp lực cao như hiện nay.
10. Kỹ năng làm việc
Kĩ năng làm việc thì bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi nhưng kĩ năng quản lí nhân sự thì không thể thiếu kĩ năng làm việc và yêu cầu cao hơn rất nhiều. Với cường độ làm việc nhiều như hiện nay, nhân viên quản lí nhân sự cần phải đảm bảo hoàn thành một số lượng công việc lớn như lương bổng, bảo hiểm xã hội cho nhân viên, phúc lợi, đào tạo nhân viên,… Ngoài ra nhân viên quản lí nhân sự còn cần phải nắm chắc tổ chức, vận hành và nhu cầu nhân sự của công ty. Cho nên yêu cầu về kỹ năng quản lí nhân sự là phải có khả năng làm việc với cường độ cao, đảm bảo nguồn nhân sự giỏi và cống hiến lâu dài cho công ty.
11. Kỹ năng thuyết phục
Kĩ năng thuyết phục rất quan trọng một nhân viên quản lí nhân sự phải có đồng thời kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thuyết phục thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ đươc giao một cách xuất sắc nhất.
Kỹ năng thuyết phục bao gồm thuyết phục người lao động, thuyết phục nhân sự trong lúc phỏng vấn, thuyết phuc cấp trên chấp nhận đề xuất của mình. Ngoài ra còn thuyết phục trong đàm phán, hóa giải mâu thuẫn nôị bộ,…. Vì vậy kĩ năng thuyết phục được dùng rất nhiều và không thể thiếu đối với nhân viên quản lí nhân sự.
— Xem thêm: Dịch Vụ Quay Video
12. Kỹ năng đàm phán
Một người quản lí nhân sự không thể không có kĩ năng đàm phán. Nhất là trong trường hợp đàm phán lương với nhân viên mới trong lúc phỏng vấn, tăng lương, giải quyết chế độ sao cho thỏa đáng. Đồng thời đàm phán trong dự án, thuyết phục cấp trên, giải quyết xung đột mâu thuẩn nội bộ đều cần đến kĩ năng đàm phán. Nên muốn trở thành một nhà quản lí nhân sự giỏi thăng tiến trên con đường sự nghiệp cần phải thành thục kĩ năng này nhé!
13. Kỹ năng đọc tâm lý
Đối với nhà quản lý nhân sự thì kĩ năng đọc tâm lí rất quan trọng. Bởi vì họ là người quản lí cả trăm nhân viên thậm chí hàng nghìn nhân viên. Mỗi nhân viên lại có tính cách, tâm lí khác nhau. Để đảm bảo không có mâu thuẩn xung đột về quyền lợi cũng như điều chỉnh tăng hay giảm lương,… cần phải có khả năng này để nắm bắt và điều chỉnh cho phù hợp. Trong bất kì công ty, doanh nghiệp nào người quản lí nhân sự là người trung gian hòa giải giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Cho nên kĩ năng đọc tâm lí giúp dung hòa, hóa giải những mâu thuẩn có thể xảy ra và đảm bảo quyền lợi của 2 bên.
14. Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống
Trong một công ty thì có rất nhiều vấn đề, tình huống có thể xảy ra người quản lí nhân sự là người sẽ giải quyết những vấn đề, tình huống đó nên cần phải có kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. Nếu bạn giải quyết xử lí được tình huống vấn đề một cách ổn thỏa đảm bảo lợi ích 2 bên thì sẽ có những ưu thế đối với những đối thủ cạnh tranh khác. Cho nên một kỹ năng quản lí nhân sự không thể thiếu là kĩ năng giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống.
15. Tinh thần trách nhiệm, hết lòng với công việc.
Sếp muốn quản lý nhân viên theo một cách có trách nhiệm, tận tâm với công việc thì đầu tiên phải là người làm gương. Nhà quản lý nỗ lực thực hiện công việc, dám nhận trách nhiệm, không ngại khó, ngại khổ. Hết lòng công hiến thực hiện mục tiêu chiến lược, đóng góp cho sự phát triển công ty, bộ phận và đem lại lợi ích cho người lao động. Nhân viên sẽ hành động, làm việc có thiên hướng theo phong cách và cách thức làm việc, sự tận tâm giống nhà quản lý.
16. Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia
Nhà quản lý không chỉ nói và ra lệnh mà phải biết lắng nghe. Lắng nghe ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình trước khi đưa ra một chính sách, quy định mới…
Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và sẻ chia những khó khó, niêm vui, nỗi buồn của nhân viên. Sự quản lý từ tâm sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc của nhân viên.
— Xem thêm: Nhận làm video giá rẻ
17. Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên
Lãnh đạo phải đảm bảo quản lý nhân viên ở mức mỗi các nhân phải nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ được vị trí, vai trò của mình thì làm việc một cách hiệu quả, năng suất cao dưới sự hướng dẫn và định hướng của quản lý. Đồng thời, nâng cao mối quan hệ giao tiếp của sếp với nhân viên.
Nhân viên cũng cần được phát triển. Nhà quản lý cần định hướng phát triển, lộ trình công danh trên cơ sở mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu của họ.
18. Tầm nhìn chiến lược
Đây chính là kỹ năng quan trọng của một nhà quản lý để tập hợp các nguồn lực, bố trí nguồn nhân lực hợp lý và tạo sự thống nhất trong hành động. Hoạch định nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển doanh nghiệp.
19. Xác định rõ mục tiêu
Mục tiêu rõ ràng là nền tảng cho mọi hoạt động khác. Mục tiêu xây dựng theo mô hình SMART nghĩa là phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, linh hoạt…Nếu mục tiêu không khả thi thì sẽ triệt tiêu sự nỗ
lực sáng tạo của nhân viên. Mục tiêu không rõ ràng gây hoang mang cho nhân viên trong quá trình thực hiện thực hiện một cách sai lệch. Mục tiêu không ràng gây lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian và nguồn nhân lực. Mục tiêu cần phân định cho từng cấp, từng bộ phận và cho từng cá nhân.
20. Công cụ làm việc
Nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất, kỹ thuật và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng là những công cụ, dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, thời gian làm việc hợp lý, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học công nghệ cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong quá trình hội nhập công việc và môi trường làm việc. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái.
21. Đánh giá nhân viên
Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên một cách định kỳ, đột xuất sẽ kiểm soát được kết quả công việc của nhân viêc và tiến hành các biện pháp điều chỉnh cần thiết, kịp thời. Đánh giá nhân viên làm cơ sở cho việc bố trí và sử dụng lao động, đào tạo và phát triển nhân lực… Đồng thời, giúp nhân hiểu và hài lòng hơn với chính sách lương thưởng công bằng “ ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng ”.
22. Tạo động lực làm việc bằng nghệ thuật khen – chê
Bạn sẽ nhận thấy lợi ích to lớn từ việc khen nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn…Khen được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như giấy khen, tuyên dương trước công ty hay đơn giản chỉ là câu nói “ bạn làm tốt lắm”. Khen – chê nhân viên cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, khắt khe và từ ngữ thiếu văn hóa sẽ dễ khiến họ ấm ức và có thể từ bỏ bạn. Vì thế, khi chê nhân viên nhà quản trị cần phải vừa đấm, vừa xoa vì bản chất họ vẫn là nhân viên tốt. Bạn làm cho họ nhận biết được lỗi lầm nhưng không làm họ bị tổn thương hay bị xúc phạm để họ nỗ lực sủa chữa.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Test link
Bảng hiệu 24h nhận thi công lắp đặt bảng quảng cáo, hộp đèn, Alu, chữ nổi, Neonsign, Led, Quang báo điện tử, thi công tổ chức sự kiện, thi công bảng hiệu ...
- Sitemap
- Disclaimer
- Privacy