Sau khi Thủ tướng có chỉ đạo làm rõ việc bán điện sinh hoạt cho công nhân với giá quá đắt tại tỉnh Hà Nam, sáng nay 22-5, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có thông tin chi tiết về vấn đề này.
Nhiều nơi, công nhân và sinh viên thuê trọ đang phải gánh chịu giá điện sinh hoạt cao hơn bình thường
Trước đó, tại cuộc đối thoại của Thủ tướng với 1.000 công nhân khu vực kinh tế đồng bằng sông Hồng tổ chức ngày 20-5, nữ công nhân Nguyễn Thị Thanh Huyền đến từ một công ty đóng tại KCN Đồng Văn (Hà Nam) phản ánh giá bán điện mà các chủ nhà trọ đang thu của công nhân lên tới 3.000 đồng/kWh (còn tiền nước là 8.000 đồng/m3) – cao hơn so với giá bán điện cho các chủ hộ sinh hoạt. Thủ tướng nói rằng như vậy là quá đắt và trái quy định pháp luật về giá bán điện sinh hoạt.
Vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh Hà Nam, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các địa phương khác, phối hợp tiến hành kiểm tra việc các nhà trọ cho công nhân thuê, nếu đúng như công nhân phản ánh, đó là hành vi vi phạm pháp luật của các chủ nhà trọ.
Theo thông báo của Bộ Công Thương đưa ra sáng nay, tại Điều 10 của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quy định như sau:
Trường hợp chủ nhà trọ đứng tên ký hợp đồng mua bán điện thì được cấp định mức hoặc áp một giá theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (nếu không xác định được số hộ).
Cũng theo quy định, cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.
Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3 (sử dụng từ 101 - 200 kWh là 1.858 đồng/kWh chưa bao gồm VAT) cho toàn bộ sản lượng điện.
Chủ nhà trọ có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn tiền điện hàng tháng do công ty điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.
Bộ Công Thương cũng nêu rõ, trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên đứng tên ký hợp đồng mua bán điện thì đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà) và công ty điện lực phát hành hóa đơn trực tiếp cho người ở trọ.
Tại cuộc đối thoại với 1.000 công nhân sáng 20-5 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra làm rõ thông tin chủ nhà trọ bán điện cho công nhân với giá cao
Tại Điều 16, khoản 2, điểm b của Thông tư số 16/2014/TT-BCT yêu cầu các sở công thương phải có trách nhiệm: “Kiểm tra và giám sát việc thực hiện tính định mức số hộ sử dụng và giá bản lẻ điện tại các địa điểm cho thuê nhà để nhằm đảm bảo cho người thuê nhà được áp dụng đúng các quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt”.
Điều 12 khoản 6 của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã yêu cầu các công ty điện lực niêm yết công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê, tại các điểm tập trung dân cư… Kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về giá bán điện đối với công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn quản lý để hạn chế trường hợp chủ nhà trọ lợi dụng chính sách giá để thu lợi.
Theo BaoMoi.com
Minh Ngọc ( CTV Page tám )
Tin liên quan :
Có thể bạn muốn xem :
- MC Quyền Linh đến thắp hương cho hai ‘hiệp sĩ’ Sài Gòn - không kềm được nước mắt !
- Du học sinh Việt bán hàng online: Từ thuốc tránh thai đến áo ngực, thứ gì cũng có !
- Hai cảnh sát chưa vợ đỡ đẻ trong đêm mưa
- Tin Mới Cập Nhật - Xe tải bất ngờ cháy dữ dội, khói bốc cao trên đường 3/2
- Kết nối bán hàng-Chia sẽ câu view-Cùng nhau tiến bộ !
Có thể bạn muốn xem :