Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cung cấp kiến thức về nguyên nhân gây sẹo, các sai lầm thường gặp khi chữa sẹo và cách điều trị hợp lý.
Những người bị sẹo lớn trên cơ thể, sẹo tại vị trí hở thường rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm khi giao tiếp hoặc gặp khó khăn khi lựa chọn trang phục.
Nguyên nhân gây sẹo
Khi da bị tổn thương, các mô mới sẽ tăng sinh để làm lành vết thương. Nếu việc tăng tạo mô mới không đủ hoặc quá mức, sẹo sẽ hình thành. Nếu tổn thương nhỏ, không quá sâu như khi bị trầy xước, vết sẹo để lại thường khó nhìn thấy. Ngược lại, có những tổn thương da để lại sẹo lớn và rõ (như sẹo do bỏng, sẹo sau tai nạn, phẫu thuật…), do không chỉ lớp da bị tổn thương mà cả những lớp dưới da cũng bị ảnh hưởng (lớp cơ, lớp mỡ, mao mạch dưới da…).
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Diệp - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Các loại sẹo cơ bản
Sẹo lồi: thường gây ngứa, đỏ rát và khó chịu trên da. Vết sẹo lan rộng, nhô cao do sự phát triển quá mức của sợi collagen, rất khó phục hồi.
Sẹo lõm (sẹo rỗ): vết sẹo lõm xuống do tổn thương sâu bên trong biểu bì dẫn đến mất cân bằng cấu trúc da.
Sẹo phì đại: gây ngứa rát và có thể lồi lên bề mặt da. Nguyên nhân do khối tổ chức xơ phát triển quá mức nhưng vẫn nằm trong giới hạn tổn thương ban đầu, có thể phẳng dần theo thời gian.
Vết rạn da: là những vết rạn nhỏ của vùng da mỏng và yếu, thường dẫn theo những vệt đỏ, đỏ tím, có thể kèm theo ngứa. Nguyên nhân là do sự tăng cân đột ngột ở tuổi dậy thì hoặc ở phụ nữ có thai.
Những sai lầm thường gặp khi điều trị sẹo
Trị sẹo bằng các phương pháp dân gian: đối với vết thương mới, các phương pháp này có thể dẫn đến nhiễm trùng, khó liền sẹo.
Sử dụng nghệ tươi: nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nghệ tươi chỉ có tác dụng kích thích liền vết thương hoặc hiệu quả với những vết thương nhỏ trên bề mặt da, không có hiệu quả giảm thâm. Nếu bôi nghệ tươi không đúng sẽ làm loét vùng da non. Ngoài ra, nếu vết thương chưa kịp lên da non đã bôi nghệ, thì vết sẹo sau này có thể đen bóng lại do sắc tố da bị tác động.
Thoa nước cốt chanh: nước cốt chanh giàu vitamin C và axit tự nhiên, giúp tẩy tế bào chết, tái tạo da hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên và không đúng liều lương, da của bạn sẽ bị bào mòn, dễ hấp thu tia cực tím dẫn đến đen sạm, thâm nám và các bệnh lý về da.
Đắp nha đam tươi: nha đam cung cấp độ ẩm, tăng tính đàn hồi, giảm nếp nhăn cho da… nhưng lại dễ gây kích ứng, không mang lại hiệu quả điều trị sẹo cao.
Áp dụng nhiều phương pháp điều trị sẹo cùng lúc: nhiều người cho rằng việc này sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả, tuy nhiên việc áp dụng không khoa học và chọn các sản phẩm kém chất lượng, có thể sẽ phản tác dụng và nguy hại cho da.
Điều trị sẹo an toàn và hiệu quả
Bạn cần chăm sóc tốt vết thương ngay từ đầu, giữ vết thương luôn sạch sẽ, giữ ẩm và che phủ vết thương khỏi tác động từ môi trường bên ngoài, để giảm sự xuất hiện của sẹo. Ngoài ra, bạn không nên dùng các phương pháp dân gian như thoa chanh, giấm, nghệ tươi, kem đánh răng, nước đá… đối với vết thương mới vì dễ bị nhiễm trùng và khó liền sẹo.
Khi lựa chọn sản phẩm trị sẹo, bạn nên sử dụng các sản phẩm trị sẹo chất lượng tốt, đã được kiểm nghiệm, như sản phẩm chứa chiết xuất rau má (tên khoa học là Centella Asiatica extract), Allaintoin, Collaplus... Với sự kết hợp của khoa học và công nghệ, các thành phần này đã được điều chế, phối hợp ở tỷ lệ thích hợp để đảm bảo hiệu quả điều trị cao, an toàn.